Đợt lâu
rồi, tớ có suy nghĩ đại ý rằng Pháp luật không truy cứu trách nhiệm với những
người không có khả năng kiểm soát hành vi – tức bị tâm thần – vậy nên chăng
những ai phê ma túy cũng được hưởng sự ưu tiên ấy?. Vì rõ ràng khi phạm tội ác thì tính người
trong họ đang bị phong tỏa?.
Suy
nghĩ ấy vừa ho he đã tắt ngấm vì chả ai đồng tình. Lý do là sự mất kiểm soát về ý thức của những
con nghiện không mang tính hệ thống, không bền vững, và không được xã hội thông
cảm.
Nay bỗng
đẻ thêm một vụ ông quý tử truy sát cha mẹ ruột trong cơn “ngáo đá”. Liên hệ với chuyện gần đây một MC đoạt mạng
người yêu, một ông em trai cắt chân chị gái… mình thấy có lẽ nên ngoan cố nuôi
dưỡng lại ý kiến này, bởi:
Xét về
mặt sinh học, những người ấy bị chất kích thích chi phối nên khi thủ ác họ là
nạn nhân của những vận động lộn xộn trong các tế bào thần kinh.
Xét về động
cơ, trong cơn say sưa, họ xuống tay theo bản năng và tưởng ta đây thực hiện
việc trượng nghĩa vì “thế thiên hành đạo”, loại trừ con “yêu tinh” trước
mắt mình.
Xét về
không gian và thời gian, tác giả của tội ác khi thực hiện tác phẩm của mình sẽ
đối lập hoàn toàn với chính họ trong khoảng vài giờ sau đó. Sự hung hăng được
thay bằng nỗi hối hận, và cái tinh thần muốn làm tất cả, thậm chí đổi lấy cái
chết, để được chuộc lại lỗi lầm cao hơn bất cứ thang bậc giá trị nào.
Nói
chung, xét về gì đi nữa thì họ cũng là người không tỉnh táo lúc thực hiện hành
vi lệch chuẩn.
……………………..
Nên tớ cho rằng cần xem những kẻ phạm tội trong
lúc bị mất năng lực kiểm soát hành vi do
ma túy nằm trong đội ngũ những người tâm
thần nhận đặc ân của bộ luật tố tụng hình sự.
Và đừng
sợ vì điều này mà tội ác sẽ trăm hoa đua nở, nếu đi kèm theo đó là hành động
phun thuốc trừ sâu vào cái kén của tội ác. Ví dụ ra một luật, đại ý: Hãy nói kẻ đưa ma túy cho anh là ai, tôi sẽ cho
anh biết hắn chính là người gánh những hành vi hình sự lúc phê thuốc của anh!
Luật viển vông hay không còn tùy thuộc vào tác động của nó với xã hội thế nào.
Anh Tuấn