Trong trường
hợp tước bằng lái xe của họ thì bao nhiêu hàng hóa bị đình trệ, ngưng đường vận
chuyển? Nền kinh tế bị ảnh hưởng ra sao? Kế hoạch tạo công ăn việc làm mới để
duy trì đời sống của những gia đình tài xế kia đã có chưa?...
Ngày 15-1,
thông tin tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2018 của Phòng CSGT (PC08) Công an
TP.HCM, Trung tá Huỳnh Trung Phong, Trưởng Phòng PC08, cho hay PC08 sẽ tổ chức
cao điểm xử lý nồng độ cồn kèm test ma túy với tài xế xe cơ giới. Cao điểm này
sẽ kéo dài từ 16-1 đến 15-2, những tài xế bị phát hiện vi phạm sẽ có biện pháp
xử lý và giáo dục tương thích.
Trước đó, Bộ
trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho rằng nên tước bằng lái vĩnh viễn những tài xế
gây tai nạn đặc biệt nghiêm trọng. Nhiều người sau đó ủng hộ Bộ trưởng và góp
thêm vế nữa rằng chỉ cần phát hiện dương tính ma túy cũng phải tước bằng.
Những động
thái này diễn ra sau vụ tai nạn giao thông kinh hoàng ở Long An khiến nhiều
người chết mà thủ phạm được xác định là tài xế contaner có nồng độ cồn trong
người, đồng thời dương tính với ma túy.
Và với vụ ô
tô tải lao vào đoàn người đi bộ dưới lòng Quốc lộ 5 ở Hải Dương hôm qua (21-1)
tước đi 8 mạng sống, thông tin tài xế chiếc xe tử thần này dùng ma túy ngút
ngàn trên các mặt báo.
Bỗng dưng,
tài xế dùng ma túy trở thành một “ngáo ộp” với xã hội!.
Nói “bỗng
dưng” bởi trước tai nạn trên xảy ra thì từ trước tới nay việc nhiều lái xe dùng
ma túy không phải điều gì quá lạ lẫm và từng có một khảo sát từ 6 năm trước chỉ
ra có hơn 30% tài xế xe container (bằng lái FC) dương tính với ma túy.
Chỉ tiếc khảo
sát ấy không chỉ ra bao nhiêu trong số 30% đó gây tai nạn.
Vậy, thực sự
có phải việc dùng chất kích thích là lý do chính yếu dẫn tới sự mất an toàn khi
điều khiển xe? Cứ cho là tỉ lệ trên 1/3 đó tới nay không đổi thì xứ lý thế nào
để hợp lý?
Trong trường
hợp tước bằng của họ thì bao nhiêu hàng hóa bị đình trệ, ngưng đường vận
chuyển? Nền kinh tế bị ảnh hưởng ra sao? Kế hoạch tạo công ăn việc làm mới để
duy trì đời sống của những gia đình tài xế kia đã có chưa?...
Được biết,
giới tài xế từ những năm 2000 đổ về trước đã mang tiếng “cơm chợ vợ đường.
Ngoài một số ít “đua đòi rồi sai ngã” thì đa phần cuộc sống sau vô lăng của họ
là những chuỗi ngày mệt mỏi đếm số km, ăn cơm bụi và giải quyết nhu cầu sinh lý
với những cô gái buôn phấn bán hương trên các chặng hành trình. Thời gian nhàn
nhã quây quần dưới mái nhà rộn rã tiếng cười, ấm áp bên vợ con hoặc cùng nhau
đi du lịch là những ước mơ xa xỉ với họ.
Gần đây, của
đa phần những vụ tai nạn giao thông thảm khốc đều có sự góp mặt của tài xế dính
dáng chất kích thích, Đại tá Trần Sơn, nguyên phó Phòng hướng dẫn luật và điều
tra, giải quyết tai nạn giao thông (Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an), cho
biết để điều khiển xe lớn đòi hỏi tài xế cần có sức khỏe và thường lái vào ban
đêm. “Và để tỉnh táo, hoàn thành nhiệm vụ được giao, nhiều lái xe đã sử dụng
chất kích thích nhằm cảm thấy khỏe mạnh, không buồn ngủ...” – vị này nói và lý
giải rằng vì lợi nhuận hoặc vì thiếu trách nhiệm, một số doanh nghiệp đã lờ đi
việc kiểm tra sức khỏe lái xe dẫn đến những vụ tai nạn đau lòng.
Như vậy, phần
nhiều tài dùng ma túy để có cảm giác tỉnh táo điều khiển tay lái?
Với việc nhu
cầu vận chuyển hàng hóa luôn tăng trong khi tài xế có hạn, họ phải làm gấp
nhiều lần tiêu chuẩn sức khỏe cho phép là dễ hiểu. Và muốn có cảm giác sức
khỏe, ma túy nằm trong những lựa chọn ưu tiên dù không muốn.
Nghĩa rằng,
ngoài cơm chợ vợ đường, những người cầm lái ô tô tải trọng nặng bị thêm một
thiệt thòi nữa là buộc phải dùng ma túy để phục vụ cho công việc của mình.
Được biết,
ngoại trừ một số loại ma túy mới gây loại ảo giác quái dị thì những chất kích
thích cũ dạng thuốc phiện hay heroin không có tác dụng khiến con người thực
hiện việc ác. Thậm chí, chúng là một “dạng tăng lực”, dù thứ tạo cảm giác có sức
lực này hơi cực đoan.
Đồng ý rằng
việc dùng ma túy rất sai so với pháp luật hiện hành, nhưng, lên án và kỳ thị
tài xế sử dụng ma túy, có lẽ bạn đang hiểu sai bản chất của những tai nạn giao
thông hàng loạt người chết?.
Mà bản chất,
nó có thể liên quan tới vế thứ hai mà đại tá Trần Đại Sơn nếu: “vì lợi nhuận
hoặc vì thiếu trách nhiệm, một số doanh nghiệp đã lờ đi việc kiểm tra sức khỏe
lái xe dẫn đến những vụ tai nạn đau lòng”. Hoặc, là câu chuyện “đánh trống bỏ
dùi” trong đào tạo đạo đức người lái xe của một số cơ quan có thẩm quyền cấp
bằng lái.
Dẫu gì, những
câu chuyện một tài xế đường dài ngủ ngục ngay trên vô lăng khi vừa kết thúc
hành trình giao hàng là không hiếm. Tại sao họ phải phiêu lưu với sinh mệnh của
chính mình và đồng loại như vậy? là một câu hỏi không dễ trả lời…
Anh Tuấn