Về điều 4 Hiến
pháp
Nếu
“độc tài và tham lam” như một số báo chí lề trái nhận định thì chẳng nói làm
gì. Chỉ e rằng đó là một thứ “niềm tin” đã ăn sâu vào trong máu của những vị
luôn coi mình là đấng cứu tinh của thế giới.
Điều
4 của đương kim Hiến pháp ghi rằng “Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của
giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công
nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư
tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Mọi tổ chức của
Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.”
Nghe đâu thực tế không diễn ra cuộc giao dịch giữa
nhà nước và nhân dân để có kết quả là bản hợp đồng năm 1992 này. Phía ra giá
không cho phép mặc cả bằng thảo luận hay trưng cầu dân ý. Nói một cách khác,
nhà sản xuất ép khách hàng phải tiêu thụ sản phẩm thông qua hai cái bóng của
con ngáo ộp là quân đội và công an...
Những
điều “nghe nói” cái thằng tôi chả rõ đúng sai nên không dám lạm bàn. Chỉ biết
rằng có hơn 3 triệu “quân tiên phong” một mình một diễn đàn, hùng hồn tuyên bố
và đảm bảo một cách đanh thép sẽ lèo lái được con thuyền dân tộc đi tới bến bờ
hạnh phúc.
Thế
thì tại sao gần chín trăm vạn cái đầu đen còn lại không yên tâm mà đứng xếp
hàng trước cửa thiên đường? Vẫn còn có kẻ lo người bực, nhất là mấy anh “phản
động” cả trong lẫn ngoài nước? Phải chăng họ cho rằng đó là một tuyên bố độc
tài và kém thông minh? Là một kiểu “trọc phú” chỉ nhăm nhăm biết mỗi “mối quan
hệ biện chứng” giữa quyền lực với tiền bạc?
Kẻ
nhà quê này không nghĩ thế, vì nếu đúng thế thì còn may chán. Bởi núi đổi sông
dời, thể nào mà chẳng có ngày bản chất “tham” (nếu có) lụi đi để thay vào bằng
cái tính “thoáng”? .... Mà kẻ này hồ nghi rằng: Cái điều ngạo nghễ đứng trong
tốp đầu của luật mẹ ấy là kết quả từ ý chí mãnh liệt “Chỉ ta mới đủ tài!”
Là
thế này...
Thứ
nhất, gần nửa thế kỷ, từ 1945 tới 1992 chả cần cái chân vịt mang tên “...
là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội...” thì “đảng ta”
vẫn ung dung bẻ lái con thuyền đất nước mà chả sợ thế lực nào nhòm ngó
tới nửa cái vô lăng. Thế thì việc quái gì phải đẻ ra cái điều 4 thừa thãi ấy?
Mất an toàn sao được khi hai công cụ trấn áp lớn nhất là quân đội và công an
lúc nào cũng ở trong tay đảng.?
Thứ
nhì, sự sụp đổ của khối XHCN ở Đông Âu cũng chẳng khiến đảng mình lung lay. Có
chăng chỉ mất tý ti mấy đồng rup của anh cả Xô Viết chứ ghế quyền lực có động
chạm bao nhiêu? Vì trong nước, làm khỉ gì có đoàn hội nào nằm ngoài tổ chức
đảng? Anh nào ho he tự do thành lập là chết ngắc từ trong trứng nước chứ đừng
mơ tới chuyện “âm mưu” bước lên sân khấu chính trị một cách đường hoàng.
Thứ
nữa, để bảo vệ chế độ, khó có thể lấy sự tồn tại của mớ câu chữ làm tên lính
canh gác thành trì. Ví như điều 6 Hiến pháp Liên Xô: “Lực lượng lãnh đạo và dẫn dắt xã
hội Xô viết và hạt nhân của hệ thống chính trị, của tất cả các tổ chức nhà nước
và tổ chức xã hội, là Đảng Cộng sản Liên Xô. Đảng là của dân, và vì dân.” ... ấy vậy mà có cứu được sự sụp đổ tan tành
tới mức hoành tráng của mái nhà Công – Nông ấy đâu? Thế thì có hay không có
điều 4 cũng chẳng ảnh hưởng gì tới sự tồn vong của “đội quân tiên phong” nhà
mình cả.
Thứ
cuối, nếu cứ khăng khăng cho rằng điều thứ bốn này có tác dụng đáng kể bảo vệ
quyền lãnh đạo xã hội vì mọi công dân buộc phải “Sống và làm việc theo Hiến
pháp, pháp luật” thì lại xảy ra tình trạng tay trái cãi tay phải. Bởi những tổn
thương của luật mẹ gần đây, thủ phạm không ai khác chính là lực lượng ban hành
nó. Ví như Hiến pháp cho tự do ngôn luận thì nhà nước lại đi dán miệng công dân
(nạn nhân điển hình, oái oăm thay, lại là con trai của bộ trưởng Cù Huy Cận,
một công thần chế độ) Hay như Hiến pháp đảm bảo mọi công dân đều bình đẳng
trước pháp luật thì ngành Tư pháp “bật” lại bằng việc ưu ái cho các “đồng chí”
của mình (“Nhân thân tốt” cho con ma tham nhũng họ Huỳnh, hoặc có dấu hiệu “đục
thuyền” những vụ công an đập người đến chết,....)
...
Nghĩa là lý do tồn tại của điều 4 không phải (hay không hẳn) là vì nỗi lo sợ về
sự an toàn của Đảng CS
Mà
có lẽ bởi suy nghĩ, đại loại: “Thiếu tao thì mày thành thằng dở hơi!”
Thử
chứng minh nhá!
Năm
1986, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh châm ngòi lửa vào dàn pháo đón giao thừa mang
tên Đổi mới. Kế hoạch 5 năm lần thứ 4 (1986 – 1990) thu được những kết quả huy hoàng
sau đêm trường ngụp lặn trong nền kinh tế chỉ huy, với: Lương thực thực phẩm từ
chỗ không đủ tiêu dùng đã xuất khẩu tới một triệu rưỡi tấn gạo (trong năm
1990). Sản xuất công nghiệp tăng 7,4%, riêng hàng tiêu dùng tăng xấp xỉ 14% mỗi năm. Kim ngạch xuất khẩu tăng 28% trong 5
năm. Đáng kể là lạm phát từ con số khủng 774,7% (1986) tới 1990 chỉ còn 67,5% (1)....
Thế
là trong lúc đời sống KT- XH quay cuồng trong cơn bão táp tiêu vong, dân tình
sôi sục cả trong ý thức lẫn dạ dày thì bỗng chói lòa ánh sáng chiếu từ thẳm vực
đau thương tới tận ngưỡng cửa thiên đường. Ánh sáng ấy khởi nguồn từ tinh hoa
những bộ óc trên thượng tầng kiến trúc (còn có phải là sự “bắt chước sáng tạo”
chặng đường đầu tiên của “lũ Tư bản thối nát”
không thì hãy xét sau).
Những
thành công rất phấn khởi ấy có vẻ lại khởi đầu cho một quá trình ngộ nhận vô
cùng nguy hiểm, nó làm sâu sắc hơn cái nhận thức chưa đúng mực, và khiên cưỡng
xách tai thực tiễn lôi xềnh xệch về phía lối diễn giải duy ý chí.
Nghĩa
là, nhờ có sự “lãnh đạo sáng suốt của đảng” mà dân tộc Việt Nam mới có được
thắng lợi như thế ấy. Thế thì không lý do gì mà không tung hê “Chủ nghĩa Mác –
Lenin muôn năm, bách chiến bách thắng”, chủ nghĩa đã khai sinh, dung dưỡng và
chỉ đường về tư tưởng cho “giai cấp tiến bộ nhất” của xã hội. Không lý do gì mà
“giai cấp tiến bộ nhất” không đảm nhiệm vai trò cầm cương chính phủ hiện tại,
lâu dài và mãi mãi cho tới khi nào nhà nước tiêu vong (Cộng sản)
Một
điều nữa, đảng rất tài ba trong kế “thu phục nhân tâm” đối với cô bạn láng
giềng Trung Quốc. 1990 cũng là năm hai hậu duệ của ông tổ Mac – Lê này dẹp bỏ
mối thâm thù dân tộc hàng ngàn năm, làm tiền đề cho tình cảm nồng ấm 4 tốt với
16 chữ vàng, nâng cao quyết tâm trường kì nắm tay nhau tiến tới thiên đàng
XHCN. Thấy chưa? Sểnh đảng ra thì làm gì có chuyện hàn với gắn? Có khi còn đắm
chìm trong chiến tranh liên miên ấy chứ. Bởi vậy, nắm quyền để tránh cái hiểm
họa cho cả một dân tộc là lẽ đương nhiên?.
Những
bộ óc tinh hoa trong đảng đã nghĩ thế?
Thế là có sự ra đời của Hiến pháp 1992?
Và
nếu đúng thế, cái điều 4 ấy không đơn giản chỉ là ràng buộc giữa nhà nước với
nhân dân, mà phần nhiều nó thực hiện nhiệm vụ tỏa sáng như một tượng đài. Tôn
vinh và khẳng định điều vô cùng hợp lý khi có đảng lãnh đạo?
Chả
thế mà Ủy viên trung ương đảng, giờ là Trưởng ban tôn giáo, à, Trưởng ban tuyên
giáo trung ương Đinh Thế Huynh đã nhân danh dân tộc mà hùng hồn phát ngôn: “Việt
Nam chúng tôi không có nhu cầu đa nguyên đa đảng, và dứt khoát không đa nguyên
đa đảng...”. Mạnh mẽ hơn,ngài Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết còn khẳng
định (dân tộc Việt Nam có thể) sẽ treo
cổ mình nếu không có đảng CSVN “Bỏ điều 4 Hiến pháp là tự sát!” (Ai
tự sát? Chắc ý đó không dùng để chỉ một tập thể “quang vinh, muôn năm” rồi.)
Cho
nên, như đã nói, nếu điều 4 Hiến pháp 1992 thể hiện tính độc tài và thiếu thông
minh như một đôi tác giả nhận xét thì cũng là chuyện bình thường của một lớp
lãnh đạo không nhiều lòng dũng cảm và vô vàn nỗi lo xa mà thôi.
Chỉ
lo rằng, sự tồn tại của nó chính là biểu hiện của một dạng “thánh kinh”. Nghĩa
là niềm tin đã ăn sâu vào trong gan, trong máu về việc đương nhiên dẫn dắt xã
hội của một đảng có cuốn bí kíp Mác – Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh....
Nếu vậy thì nguy hiểm biết bao nhiêu.
......................................
Lộn
xộn quá thể! Cái thằng cha hàng xóm hoang tưởng đang ngồi trên xe đạp mà gân cổ
giả tiếng moto dẹp đường cho trận “đi bão” của hắn khiến kẻ này chẳng còn tập
trung viết lách được gì nữa. Thôi đành tắt máy, kiếm đại một khúc gỗ nào mà
“cưa” cho đỡ mệt (có tật ngủ hay ngáy mà). Và để hi vọng những điều bàn trên
đây chỉ là nhảm nhí.
Trần
Anh Tuấn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét