NHỮNG
ĐẠI MỸ NHÂN VIỆT
Những
mỹ nhân được lịch sử thế giới ghi tên họ
có thể là người thật từng được sách sử
tụng ca hoặc có thể đã vươn lên trở thành đề tài thẩm mỹ trong nhiều tác phẩm
thi, ca, nhạc, họa…. Phụ nữ Việt cũng có nhiều bóng hồng xứng đáng sống mãi
cùng thời gian với biểu tượng của một “Đại mỹ nhân”.
Có
thể nói, đặc điểm chung nhất của những mỹ nhân trong lịch sử được thế giới
thường nhắc là đều có vẻ đẹp tuyệt thế, đều là những quân bài hoặc tự biến mình
thành công cụ phục vụ cho lợi ích một nhóm chính trị trong giai đoạn họ sinh
sống. Các ngôn từ ca tụng như “hoa nhường nguyệt thẹn”, “cá lặn chim sa”, hay “Khuynh
nước khuynh thành” - hiểu nôm na là sắc đẹp khiến thành lũy tiêu tan, quốc gia
nghiêng ngả,… cũng từ đó mà ra.
Nữ hoàng Cleopatra – Tự
biến mình thành “vật tế thần”
Theo
Từ điển Bách khoa toàn thư mở (Wikipedia), Cleopatra là người nổi tiếng nhất
trong lịch sử. Bà là nữ hoàng của Ai Cập cổ đại cũng là nhà cai trị người Hi
Lạp cuối cùng ở Ai Cập.
Trong
cuộc nội chiến giữa chính phủ và dân chúng, đặc biệt là thời điểm Julius Caesar
đánh chiếm thủ đô Ai Cập, để cứu vãn quyền lực bà đã tìm cách quyến rũ vị Đại
đế bằng sắc đẹp, trí thông minh và vẻ tài hoa của mình. Bà được Caesar tái lập
lên ngôi báu cai trị cùng em trai và có với vị tướng lừng danh này một “Caesar
nhỏ”. Cleopatra sau đó loại bỏ tên của người em trai ra khỏi mọi giấy tờ chính
thức, bỏ qua truyền thống dòng họ rằng phụ nữ cầm quyền phải phụ thuộc vào
người nam giới cùng cai trị
Trong
một bộ phim về nói bà, mỹ nhân huyền thoại này đã có cách gây ấn tượng mạnh mẽ
với Ceasar ở lần đầu tiên gặp mặt bằng
cách sai tỳ nữ quấn kín mình trong một tấm lụa lớn rồi mang tới tổng hành dinh
của Ceasar. Vị Đại đế đã có một phen bất ngờ và hào hứng khi tấm lụa tự lăn để cuối cùng xuất hiện một
giai nhân đẹp lộng lẫy từ từ ngồi dậy
Sau
khi Ceasar bị ám sát, Cleopatra trở thành tình nhân của danh tướng có ảnh hưởng
chính trị lớn khác là Marcus Antonius và có thêm 3 người con nữa trước khi bà
tự vẫn ở tuổi 39 bởi nọc độc rắn mào.
Tây Thi – Nguồn cảm
hứng của “Chim sa cá lặn”
Tây
Thi sống vào thời Xuân Thu – Chiến Quốc trong lịch sử Trung Hoa, là người đứng
đầu “Tứ đại mỹ nhân” của nước này. Tương truyền Tây Thi đẹp đến nỗi ngay cả khi
nàng đau bụng nhăn mặt cũng khiến nam giới mê hồn. Khi nàng đi hái củi, những
con chim bay trên bầu trời nhìn Tây Thi đến nỗi quên cả vỗ cánh mà rơi xuống
đất. Còn khi nàng giặt áo bên bờ sông, cá nhìn mê mẩn tới mức chẳng buồn bơi mà
dần dần chìm nghỉm dưới đáy sông.
Tây
Thi được Việt vương Câu Tiễn lựa chọn để cúng tiến kẻ thù trong kế hoạch “Mỹ
nhân kế” do hai đại thần Văn Chủng và Phạm Lãi tham mưu. Nàng là con cờ trong
mục tiêu khiến vua nước Ngô vì say sưa gái đẹp mà quên việc nước.
Quả
đúng vậy, sắc đẹp cùng sự khéo léo của Tây Thi khiến Phù Sai mê mẩn, không ngó
ngàng việc triều chính và rũ bỏ lời can gián của trung thần dẫn đến quốc gia
suy yếu. Kết quả bị chính Câu Tiễn khởi
binh thâu tóm giang sơn và đòi lại món nợ phải nếm phân trong thời gian bị giam
cầm khi xưa.
Người
đẹp “nghiêng nước nghiêng thành” sau đó
cũng có kết cục bi thảm khi bị vợ của Việt Vương trói vào một tảng đá lớn rồi
thả xuống giữa dòng sông (theo Đông Chu
Liệt Quốc của tác giả Phùng Mộng Long)
“Hoa nhường nguyệt
thẹn” bởi Điêu Thuyền
Điêu
Thuyền đứng sau Tây Thi và trước Vương Chiêu Quân, Dương Ngọc Hoán trong Tứ đại
mỹ nhân của Trung Hoa. Sử sách không nói đến nhiều nhưng trong bộ tiểu thuyết
kinh điển “Tam Quốc Diễn Nghĩa” của La Quán Trung thì nàng là một trong những
nhân tố đầu tiên góp phần khởi động cuộc nội chiến nồi da xáo thịt khiến thiên
hạ chia 3 ở giai đoạn tiêu vong của nhà Hán.
Nàng
là con nuôi của Tư đồ Vương Doãn. Khi Vương Doãn đang trăn trở tìm cách tiêu
diệt loạn thần Đổng Trác và kiêu binh Lã Bố (con nuôi của Trác) thì nửa đêm bắt
gặp Điêu Thuyền ra ngồi dưới hoa. Bỗng nhiên thấy những cành hoa lung linh rủ
xuống và mặt trăng trên bầu trời lẩn nhanh vào đám mây, vị Tư Đồ mới khen rằng
sắc đẹp của nàng khiến ánh trăng cũng phải xấu hổ mà lu mờ.
Từ đó, Vương Doãn
dùng Điêu Thuyền làm mồi nhử để 2 bố con Đổng Trác – Lã Bố chia rẽ, tàn sát lẫn
nhau. Lã bố từ chỗ theo phò bố dượng chống lại liên minh 18 lộ chư hầu trong đó
có Tào Tháo, Viên Thiệu, Lưu Bị,.v..v… đã quay sang cắt cổ cha nuôi để chiếm
được Điêu Thuyền làm vợ.
Sau
khi Lã Bố bị Tào Tháo diệt, tung tích và số phận của người đẹp khiến nguyệt
thẹn hoa nhường này đến nay vẫn chưa rõ
ràng bởi mỗi nguồn tài liệu có mỗi cách phân tích và giải thích riêng.
……………………………..
Giống
như những người đẹp trên, Đại mỹ nhân Việt hoặc có thể là người thật từng được
sách sử tụng ca, hoặc có thể đã vươn lên trở thành biểu tượng trong nhiều tác
phẩm thi, ca, nhạc, họa kéo dài suốt chiều dài của lịch sử dân tộc. Trong số
đó, không thể không nhắc đến Mỵ Châu, Dương Vân Nga và Huyền Trân Công chúa.
Mị Châu – Vẻ đẹp khiến
hoàng tử ngoại bang quên thân, bỏ cơ đồ.
Câu
chuyện An Dương Vương mất cảnh giác bởi tin lầm chàng rể quý, xét trên góc độ
Quốc gia - Dân tộc, là thời điểm đánh dấu bắt đầu cả ngàn năm bị Bắc thuộc của dân
tộc Việt. Mối tình của Mỵ Châu, con gái vua Âu Lạc với Hoàng tử gián điệp
phương Bắc Trọng Thủy chính là căn nguyên gây nên sự mất cảnh giác ấy.
Theo
bộ Đại Việt Sử ký toàn thư của Sử gia
Ngô Sĩ Liên - phần ngoại kỷ chép lại: “Bà là con gái duy nhất
của vua An Dương Vương, năm 210 TCN. Triệu Đà là quan lại của nhà
Tần ở Quảng Đông mang binh sang xâm lược Âu Lạc nhưng bị An Dương Vương đánh
bại, Triệu Đà biết không đánh nổi bèn dùng kế cầu hoà, An Dương Vương đồng ý,
nhân cơ hội đó Triệu Đà cầu hôn Mỵ Châu cho con trai mình là Trọng Thủy và
kết thông gia với An Dương Vương. Trọng Thuỷ sang ở rể tại Âu Lạc và đồng thời
tìm hiểu các bị mật quân sự của Âu Lạc mà cụ thể là Nỏ thần. Mỵ Châu tin
vào chồng nên đã để lộ và bị Trọng Thuỷ phá huỷ lẫy nỏ.
Sau khi phá nỏ thần, Trọng Thuỷ về Quảng
Đông, năm 208 TCN Triệu Đà xua quân tấn công Âu Lạc, nỏ thần đã bị hỏng, An
Dương Vương thua trận và mang bà chạy về phía Nam, tin lời chồng là Trọng Thuỷ
hứa sẽ tìm mình, bà đã rút lông ngỗng trên tấm áo của mình rải dọc đường, Trọng
Thuỷ cùng quân dựa vào lông ngỗng đuổi theo.
Vua An Dương Vương chạy đến bờ
biển cùng đường, gọi rùa thần Kim Quy lên cứu, rùa thần hiện lên bảo với
ông, kẻ ngồi sau ngựa là giặc đấy ông
quay lại nhìn thấy lông ngỗng dọc đường và rút gươm chém Mỵ Châu. Trước khi bị
cha chém, bà có khấn rằng “Trung
tín trọn tiết, bị người đánh lừa, xin hóa thành ngọc châu để rửa thù nhục này”.
Sau khi bị vua cha chém chết, máu bà chảy loang mặt nước biển, loài trai biển
nuốt vào bụng hoá làm hạt minh châu.”
Truyền thuyết trong dân gian nối dài câu
chuyện sau khi thôn tính nước ta, Hoàng tử Trọng Thủy vì quá thương nhớ Mỵ Châu
mà đau buồn lao xuống giếng tại Cổ Loa thành tự vẫn, bỏ lại sự hào nhoáng cùng
tiền đồ vinh quang kế tục ngôi báu của mình.
Nàng Mỵ Châu với tình yêu ngây thơ,
thánh thiện (“Trái tim nhầm chỗ để trên đầu” – Thơ Tố Hữu) đã vô tình trở thành
quân cờ của những thủ đoạn chính trị hiểm độc.
Không có nhiều tài liệu nói đến sắc đẹp
của người con gái có giá bằng cả nghìn năm độc lập dân tộc này song từ tình
tiết ông vua tương lai (Trọng Thủy) sẵn sàng bỏ hết giang sơn gấm vóc chỉ vì
không còn Mỵ Châu trên đời và câu chuyện máu nàng hóa Ngọc trai cũng có thể
hình dung ra vẻ đẹp hoàn mỹ từ ngoại hình, tâm hồn đến nhân cách của người phụ
nữ ấy. Xem ra nàng còn trên cả các Đại
mỹ nhân từng liệt kê.
Dương
Vân Nga – Mẫu nghi thiên hạ của 2 triều đại
Bà là Hoàng hậu của Đại Thắng Minh Hoàng
đế Đinh Bộ Lĩnh, cũng là Hoàng hậu của vua Lê Đại Hành
Theo chính sử, sau khi dẹp yên loạn 12 sứ
quân, dựng nên quốc gia Đại Cồ Việt thống nhất, Đinh Tiên Hoàng bị Đỗ Thích ám sát. Triều đình non trẻ đứng
trước nguy cơ phân rã do mâu thuẫn nội bộ, xã tắc cũng lâm nguy bởi ngoại bang Chiêm
tặc cùng Tống giặc lăm le nhòm ngó. Thái hậu Dương Vân Nga khi ấy giữ vai trò
nhiếp chính đã khẳng khái trao Hoàng bào cho Thập đạo tướng quân Lê Hoàn, đưa
ông lên làm vua mới. Từ đó ổn định triều đình, mở ra nhà Tiền Lê với các chiến
công phá Tống, bình Chiêm vang dội
Ngoài một con trai là Đinh Toàn có với
người chồng trước, Hoàng hậu Dương Vân Nga cũng sinh một ái nữ cho vị vua đầu
tiên của nhà Lê – Công chúa Lê Thị Phất Ngân – Công chúa sau này cũng là Mẫu
nghi thiên hạ của nhà Lý với việc được gả cho Điện tiền chỉ huy sứ Lý Công Uẩn
(Lý thái tổ)
Nói về vẻ đẹp của Hoàng hậu 2 triều,
cũng là mẹ vợ của vị vua khai sinh ra triều thứ 3 (nhà Lý), trong dân gian vẫn
lưu truyền những câu ca dao về bà. Theo Hoàn Vương ca tích – Sản phẩm của nhân
dân Hà Nam dài gần một vạn câu lục bát thì, bà không chỉ đẹp mà còn tràn đầy
sinh lực:
“…Môi son rừng rực, mặt hoa rờn rờn
Mắt kia sao mọc cờn cờn
Cổ kia đã trắng lại tròn hân hân…”
Đến nỗi, mỗi bước đi cũng làm cả một
vùng thiên nhiên bừng sáng, xao động:
“… Đồi đông điểm ngọc, đồi tây mây vàng
Suối trong tựa ánh nguyệt tràn
Mây ngồi xổm, cá lượn đàn lên mây
Chim kề mỏ, bướm xỏ mày
Bao nhiêu suối chảy thành cây đàn cầm…”
Dòng sông Vân tại Ninh Bình ngày nay
chính là từ tên “Vân sàng” mà ra. Tương truyền sau khi dẹp yên loạn bờ cõi, Thái
hậu nhà Đinh Dương Vân Nga đã đón Tân vương Lê Đại Hành trên dòng sông này và
cả hai đã trao nhau những gì của tình yêu hạnh phúc nhất. “Vân sàng” nghĩa là
“giường mây”.
Huyền
Trân công chúa – Một dải Giang sơn chỉ đáng làm của hồi môn
Công chúa sinh năm 1287, là con Thái
thượng hoàng Trần Nhân Tông và là em gái Hoàng đế Trần Anh Tông. Năm 1306, vua
Chiêm Thành là Chế Mân vì say mê, ngưỡng
mộ tài sắc của nàng mà nhiều lần sai sứ giả sang diện kiến nhà Trần với mong
muốn có được đóa quốc sắc thiên hương đang rực rỡ trong mùa xuân thứ 19 này về
làm hoàng hậu. Và lo lắng nhà Trần còn chưa đồng ý, quốc vương xứ Chiêm Thành
không ngại ngần cắt luôn hai phần lãnh thổ rộng lớn là châu Ô và châu Lý dâng
lên làm của hồi môn.
Về cuộc đời “thân này ví xẻ làm đôi”,
nửa vì hạnh phúc cá nhân, nửa vì đại cục quốc gia của công chúa, Đại thần triều
Nguyễn Hoàng Cao Khải cũng là một nhà sử học đã viết: “…Hai châu Ô Lý vuông
ngàn dặm – Một gái Huyền Trân của mấy mươi…!...”
Vì mối quan hệ tốt đẹp giữa hai quốc gia
Đại Việt – Chiêm Thành lại được sâu sắc hơn bởi mối tình Huyền Trân – Chế Mân
đã kéo triều đình hai nước càng thêm gắn bó, đoàn kết, góp phần không nhỏ trong
đại thắng quân Nguyên Mông của thời kỳ “Hào khí Đông A” còn lưu lại những trang
vàng chói lọi đến ngày nay.
Chỉ một năm viên mãn cuộc sống vợ chồng
thì vua Chế Mân đột ngột băng hà (1307). Ở tuổi 20, hoàng hậu Huyền Trân trở về
quê nhà và đầu gia phật giáo tại núi Trâu Sơn (thuộc Bắc Ninh ngày nay) và được
thọ giới bồ tát sau đó.
Bà mất ngày mồng 9 tháng Giêng năm Canh Thìn (1430). Dân chúng quanh vùng thương tiếc tôn bà là
"Thần Mẫu" và lập đền thờ cạnh chùa Nộn Sơn. Ngày bà mất sau này hàng
năm trở thành ngày lễ hội đền Huyền Trân trên núi Ngũ Phong ở Huế.
Các triều đại sau đều sắc phong bà là
thần hộ quốc. Vua triều Nguyễn ban
chiếu đền ơn công chúa "trong việc giữ nước giúp dân, có nhiều linh
ứng", nâng bậc tăng là "Trai Tĩnh Trung Đẳng Thần"
Nhiều tài liệu viết về nàng công chúa
xinh đẹp góp công mở rộng giang sơn (chính sử, ngoại sử, thơ, ca, nhạc, họa,…)
đều chưa có cái nhìn thống nhất. Tuy nhiên, xét trên các tiêu chí về “Đại mỹ
nhân” ở trên, có thể trích dẫn lưu bút của Nguyên Phó chủ tịch nước Trương Mỹ
Hoa lưu tại điện thờ Huyền Trân Công Chúa ở Huế làm luận cứ chứng minh: “Có
những vấn đề của phụ nữ phải được giải quyết từ Quốc gia, có những vấn đề Quốc
gia phải giải quyết từ người phụ nữ”
………………..
Như vậy, lịch sử nước Việt mấy ngàn năm
không thiếu những bóng hồng đầy đủ tiêu chuẩn để lưu danh trong kho tàng tri
thức của thế giới về vẻ đẹp, tài năng, sự hi sinh và ảnh hưởng chính trị (cả
chủ động và thụ động) với tên gọi “Đại mỹ nhân”…. Vì bài viết đã khá dài nên
chưa thể kể ra hết… Mong ai đó có sự quan tâm hoặc đồng quan điểm sẽ tiếp tục
viết thêm.
Trần
Anh Tuấn