Nhiều
người Việt thuộc mấy câu vần điệu sau, coi là định nghĩa nôm na về hoa sen, và (có
lẽ) từ đây, họ khẳng định sen là loài
hoa tượng trưng cho sự thanh quý
Trong
đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh,
bông trắng lại xen nhụy vàng
Nhụy
vàng, bông trắng, lá xanh
Gần bùn
mà chẳng hôi tanh mùi bùn
Ai đã gán cho sen là loài hoa bất nghĩa?
Tuổi
thơ mình gắn bó khá nhiều với quê hương nên mình biết mùi bùn không lợm. Bùn có
mùi thơm của bùn, và mình từng có những giấc ngủ rất yên bình trên cánh tay của
ông nội hàng ngày vẫn sục xuống những lớp đất nhão nồng ấm pha chút ngai ngái
của rêu, của cỏ… để gặt lúa, mò cua.
Và mình
cho rằng, tác giả của mấy câu lục bát trên trong lúc ngẫu hứng đã gán cho một biểu
tượng hoa của làng quê hai tính xấu “Vô ơn” và “Mất gốc”.
Vô ơn và
mất gốc ở chỗ, bùn đất là môi trường để sen sinh sống, nhưng tới lúc nở hoa và
tỏa hương rồi thì quay lại so sánh với nơi từng dung dưỡng mình bằng một tính
từ sặc mùi miệt thị - Hôi tanh!
Sử dụng
chữ hôi tanh, tác giả đã dõng dạc đặt người mẹ (bùn) và đứa con (sen) ở hai trạng thái đối lập: “cao quý, mến yêu”
và “ghê tởm, hèn hạ”! Thậm chí còn nhắc đi nhắc lại như một động tác vỗ ngực
của đứa trẻ mất nết trước khi hạ nhát dao mang tên “bất hiếu” xuống bậc sinh
thành (Lá xanh, bông trắng lại xen nhụy vàng – Nhụy vàng, bông trắng, lá xanh –
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn!)
Vậy
nhưng, những người coi hoa sen là loài hoa thanh quý dường như coi sự đối lập
đó là biểu tượng của trỗi dậy, vươn lên
đáng tự hào?
Lại nhớ
tới truyện cổ tích Tấm Cám, nhiều thế hệ
coi cô Tấm là nhân vật tiêu biểu của triết lý “Ở hiền gặp lành”. Cho đến một ngày xấu trời, các phụ huynh nhận
ra rằng con em mình đang yêu quý một nhân vật có số đỏ (gặp Bụt, rơi hài). Nhân
vật ấy cũng sở hữu trái tim của dã thú khi chế biến thịt em gái thành món mắm
ngon gửi về cho mẹ kế thưởng thức... http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2011-11-25-tam-cam-phai-chang-la-cau-chuyen-canh-giac-
Lại một
câu chuyện khác, chuyện này mình khá mơ hồ nhưng cứ bày ra cho thoát cái lăn
tăn nhiều năm nay. Ấy là câu niệm Nam – mô A – Di – Đà – Phật.
Theo
một số trang mạng, hai chữ đầu “Nam – mô” có sáu nghĩa là “Kính lễ, Quy y, Phụng thờ, Cứu ngã, Độ ngã, Quy mạng”; hoặc
“phiên âm tiếng Sanskrit Namah, có nghĩa
như Quy y quyết tâm vâng theo, Cung kính và nương theo gửi đời mình cho Phật”… Tuy
nhiên, xem phim nước ngoài thì thấy các
nhân vật nhà sư chỉ dùng “A – Di – Đà – Phật”.
Một bậc cao niên quê mình hơn mười năm trước lý giải: Đạo
Phật sang Việt Nam
bằng nhiều đường, trong đó có ngả Trung Quốc. Và chữ “Nam mô” là do người nước
họ gắn cho với hàm ý nhận xét (hay “yểm”) chứ chả phải câu “niệm” gì cả, vì
thực ra đó là một từ Hán – Việt đọc trại đi: “Nam vô” – Nghĩa là Nước Nam không
có Phật!
Lý giải của cụ khiến mình lợn cợn vì ngẫm ra không phải không có lý. Vì việc tuyên
truyền nhằm cố gắng xác lập một niềm tin cho đa số
đã từng được nước này sử dụng: tiêu biểu như cột đồng của tướng Mã Viện
thời Đông Hán.
Theo nhiều tài liệu Sử, cột đồng này với sáu chữ “Đồng trụ
chiết, Giao chỉ diệt”, tức Trụ đồng gãy, Giao chỉ không còn - được dựng lên sau
khi Mã Viện đàn áp xong khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Việc này hàm ý vừa như một
thông báo mị dân hòng triệt tiêu ý định của
người Việt là phá trụ đồng, vừa như một hình thức đánh dấu sự có mặt của thế
lực phương Bắc tại nước Nam.
Nếu những suy nghĩ của mình về hoa sen, cổ tích Tấm Cám hay
câu chuyện về việc “yểm” của người Trung Quốc là đúng thì có lẽ cần ghi thêm cho dân tộc
Việt một một phẩm chất chói sáng nữa – Đó là “tin người” – tin một cách bền
vững những định hướng của vị nào đó khơi mào đầu tiên.
Biểu hiện rõ nhất của sự tin rồi đồng lòng sát cánh dung
dưỡng niềm tin ấy là hiện tượng chung tay chĩa mũi dùi vào ngành giáo dục trong
thời gian xét tuyển nguyện vọng vào ĐH –
CĐ mùa thi 2015.
Ở đâu cũng có thể gặp tiếng than thở của phụ huynh cùng những
bức xúc của thí sinh vì phải chạy đôn chạy đáo giữa các trường, lặp đi lặp lại
động tác rút-nộp hồ sơ nhằm có sự chắc chắn cao nhất giành được tấm vé ngồi
trên giảng đường.
Họ mắng ngành Giáo dục nhưng quên mất nguyên nhân đầu tiên
khiến họ vất vả chính là sự thiếu trách nhiệm với quyết định lựa chọn ngành,
trường của chính thí sinh.
Giả sử chỉ có một nguyện vọng thì đâu gây nên cảnh chen lấn,
chà đạp điểm số lẫn cơ hội của nhau? Đâu có hiện tượng cùng nhau vác loa than
thở chuyện khó khăn, chật vật tự mình
gây ra?
Lại thấy thương cụ Tú Xương, tài như thế mà thi bảy lần cũng
chỉ có cái bằng tương đương như cấp 3 bây giờ.
Cụ chửi đời, chửi thời nhiều nhưng không thấy chửi bản thân hay triều
đình vì lý do thi nhiều mà vẫn trượt cả.
………………………….
Vậy mới thấm thía rằng, khi số đông suy nghĩ giống nhau thì
điều gì cũng có khả năng thành chân lý!. Anh
Tuấn