Chủ tịch Cuba Raul Castro
hôm 3.12 thông báo sẽ thông qua một đạo luật mới cấm tôn thờ vĩnh cửu cá nhân.
Trước mắt, tên của anh trai ông cũng là lãnh tụ cách mạng Cuba sẽ không xuất
hiện trên bất cứ con đường hay quảng trường nào của nước này.
Điều trên được hiểu là
thực hiện theo di nguyện của Cố Chủ tịch Fidel Castro, tuy nhiên tớ không thông
lắm, rằng nếu Quốc hội xứ này nhất quyết không chấp nhận đạo luật ấy thì răng?
Một cá nhân muốn sống muôn
năm trong lòng dân tộc hay không chẳng phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người
ấy hay bất cứ lực lượng nào. Ngược lại, nhân vật nào khiêm tốn có ý định xóa đi
mọi dấu ấn về những năm trong cuộc đời cũng chưa chắc đã thành công.
Trong chuyện này, lịch sử mới có tiếng nói quyết định còn các ý định bột phát hay các tuyên bố ngẫu hứng ứ là cái đinh gỉ gì.
Và tớ nghĩ lời của ngài
Raul Castro phần nhiều chỉ mang giá trị điểm xuyến những phẩm chất tốt đẹp cho
vị tiền nhiệm. Chứ nếu hiện thực hóa việc đó thì vô hình trung sẽ hình thành ít
nhất ba cách hiểu tranh chấp nhau nhưng dàn hàng ngang tồn tại.
Thứ nhất, Cuba là một địa
chỉ XHCN toàn vẹn từ nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Ở đó mọi người đều bình đẳng và
ai cũng được tôn trọng như nhau. Không có chuyện một cá nhân có đóng góp vượt
bậc thì mọi người buộc phải ghi nhớ như đấng thần linh.
Thứ hai, Cuba chưa dân chủ
khi phát ngôn nhất thời của một vị lãnh đạo được mặc định như ý chí dân tộc. Sự
độc tôn quyền lực sẽ có cớ lộ diện nếu một ngày nào đó xuất hiện những nhóm
người cùng ký tên đề nghị phải có tượng đài cho người anh hùng của họ… và
(những nhóm đó) bị giải tán không thương tiếc.
Thứ ba, là một quốc gia
khá lạ nên Cuba có tư duy lạ. Đôi khi vị lãnh đạo nói thế mà không nghĩ thế.
Biết đâu họ quan niệm đường sá không chỉ là nơi thuận tiện cho giao thông mà
còn là địa điểm để hàng triệu người dẫm chân lên mỗi ngày. Thế thì thành khiếm
nhã quá?
……………………………………………….
……………………………………………….
Tên vĩ nhân được đặt cho
đường phố hay quảng trường là cách mà nhiều nước trên thế giới thường làm. Điều
này thể hiện sự lịch thiệp của xã hội (hoặc ít nhất là của giai cấp thống trị)
khi biết tôn trọng và ghi nhận những đóng góp của vĩ nhân đó. Về mặt thời gian,
sự lịch thiệp ấy luôn mang tính tương đối, không thể trường tồn. Lý do là nó
phụ thuộc vào tính chất xã hội. Ví như trước năm 1975, ta có đường Gia Long, nhưng
sau giải phóng thì tên ông vua này mất hút.
Cũng như ở Nga năm 1991,
chính quyền xóa tên thành phố Leningrad và trả lại cái tên cũ là Saint
Petersburg. Tuy nhiên hình tượng về lãnh tụ của Cách mạng tháng Mười chưa chắc
đã tắt trong lòng người dân nước họ.
Và cũng tại Nga mới đây,
khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ, một nhóm công dân xứ sở Bạch Dương
phát động phong trào đặt tên đường cho ông này. Giả sử trường hợp tương tự tái
diễn với Lãnh tụ Cuba Fidel Castro thì những người nơi đất nước của những điếu
xì gà nghĩ sao về báu vật quê hương để nơi khác dùng?
Chẹp!
Con gái ốm, lo cũng chả được gì. Tớ mất ngủ nên nổi hứng gãi chuyện thế giới.
Anh Tuấn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét