Thứ Hai, 23 tháng 4, 2018

PHẠM PHÁP CÓ GIẤY PHÉP?…


Nền văn học nói chung, tiểu thuyết lịch sử nói riêng, tác phẩm đơn thuần giải trí nói riêng nữa… có quyền xuyên tạc, vu khống một cá nhân không?




1.     “… Chẳng cần màn dạo đầu hôn hít. Khánh Dư bốc váy áo của Thiên Thụy. Và ngược lại những ngón tay của công chúa vội vàng cởi chiếc quần đi ngựa của Khánh Dư. Khi thân thể cả hai đã được bóc trần, Khánh Dư luồn tay dưới cặp mông mẩy và cong của công chúa nhấc lên ngang với chiếc “cần câu” dài và thẳng đứng của mình.
Rồi chẳng cần giường chiếu, với sức khỏe của một võ tướng đang ở tuổi sung mãn nhất Khánh Dư lúc đẩy mông Thái Thụy ra, lúc dập mông công chúa vào tạo nên một nhịp điệu đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả. Công chúa Thái Thụy rú lên sung sướng theo nhịp đôi đơn giản đó…”…

Trên đây là nội dung một trang trong tác phẩm “Chim ưng và chàng đan sọt” của tác giả Bùi Việt Sỹ được báo Dân Trí chiều 23-4 dẫn lại. Theo đó, tiểu thuyết lịch sử nói về thời kỳ chống Nguyên Mông này do Nhà xuất bản Hội Nhà Văn đỡ đầu, xuất bản năm 2016, và nó vừa đoạt giải C hạng mục sách hay năm 2018.


Hội đồng giải gồm 22 thành viên, có đại diện Ban Tuyên giáo trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, trưởng các tiểu ban chấm giải chuyên ngành...” – Báo viết.

2.      Theo Bách khoa toàn thư mở (WikipediA), Trần Khánh Dư là một chính khách, nhà quân sự Đại Việt dưới thời đại nhà Trần. Ông nổi bật với việc giữ chức Phó đô tướng quân trong trong kháng chiến chống quấn Nguyên lần 2 và 3, tiêu diệt đoàn thuyền lương quân Nguyên ở Vân Đồn năm 1288, tham gia chinh phục Chiêm Thành năm 1312 nhưng bị sử sách phê phán vì tính tham lam, thô bỉ…
Một trong những lý do bị phê phán là Trần Khánh Dư vướng phải vụ án thông dâm với Thiên Thụy công chúa (vợ Hưng Vũ vương Trần Quốc Nghiễn, con trai Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn).
Tóm lại, Trần Khánh Dư là một nhân vật có thật, một người góp phần chém nát sự oai phong của đế quốc mạnh nhất thế giới thời kỳ ấy: Nguyên Mông!



3. Vì Trần Khánh Dư là nhân vật có thật nên mình băn khoăn mấy điều này:

Nền văn học nói chung, tiểu thuyết lịch sử nói riêng, tác phẩm đơn thuần giải trí nói riêng nữa… có quyền xuyên tạc, vu khống một cá nhân không?

Nếu cá nhân ấy là nhân vật đương đại, họ có thể khởi kiện tác giả và đường dây giới thiệu câu chuyện của họ ra tòa vì xúc phạm đời tư, nhân phẩm, danh dự ?

Trên cơ sở Việt Nam đang cổ vũ một nền văn hóa tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, nghiêm cấm dung tục, đồi trụy thì xuất bản phẩm “Chim ưng và chàng đan sọt” đang phạm những luật nào?

Nhà xuất bản, Cơ quan kiểm duyệt, Hội đồng chấm giải… có bao nhiêu người là Đảng viên? Những “trí tuệ của nhân loại” dựa trên lý do gì để gật gù, cổ vũ, nhất trí lan truyền sự bới móc (hoặc hư cấu) đời tư của một nhân vật có thật?



Nếu những băn khoăn của mình được giải thích thỏa đáng, mình sẽ thôi ngay quan điểm “Người đã chết thì bịt miệng kiểu gì cũng được”!

Trần Tuấn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét