Trong vụ án nữ sinh giao gà bị làm nhục và sát hại ở
Điện Biên hồi đầu Xuân Kỷ Hợi, mẹ nạn nhân là bà Trần Thị Hiền dù biết con gái
đang nằm trong tay kẻ ác nhưng không khai báo. Hành vi che dấu cho bọn tội phạm
đó khiến dư luận có nhiều người muốn phạm tội Giết người với mẹ ấy.
Trong vụ án 39 người chết thảm thương khi xâm nhập
lãnh thổ nước Anh vừa qua, dù cảnh sát xứ
sương mù đang mù mờ quốc tịch nạn nhân, song tại Việt Nam đã có nhiều gia đình
tới trình báo chính quyền rằng con em họ vượt biên và mất tích.
Một cuộc tự thú tập thể ồn ào chưa từng có trong lịch
sử Việt Nam?.
Và dư luận rất bao dung với sự nhận thức pháp luật
dù hơi muộn này nên không phản ứng gay gắt như với ả Hiền kia, thậm chí còn xót
xa, thông cảm.
Giá như hàng chục gia đình ấy báo công an ngăn chặn
hành vi trốn Tổ Quốc của người thân họ ngay từ đầu, thì giờ đã không phải ngồi
nhà nơm nớp suy đoán về quốc tịch 39 số phận thảm thương kia.
Mạng sống của bất cứ cá nhân nào cũng đều là vô giá,
và để cái giá đó không trở thành “vô giá trị” thì nhà nước nơi mạng sống ấy tự
hào đăng ký công dân phải biết cách để sánh ngang, thậm chí ngạo nghễ với cường
quốc năm châu.
Và dù dân tộc, màu da nào cũng quý như nhau, nhưng
mình hi vọng những người chết không phải đồng bào.
Anh Tuấn
(Xin
lỗi nếu ai đó gọi cách đặt tựa của mình là tàn nhẫn)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét