Tôi không thống kê những định nghĩa, quan điểm của
thế giới vì đó là việc những siêu máy tính hiện nay không thể làm được. Tôi chỉ
nói những suy nghĩ của tôi.
Công lý khác Sự thật!
Công lý là những chuẩn mực của một sắc tộc, dân tộc,
nhà nước hay thể chế nào đó quy định và tôn trọng. Trong khi đó, Sự thật là cái
đương nhiên diễn ra mà không thể dùng quyền lực hoặc khả năng ám thị để tác động.
Trong một vụ án giết người, ở Việt Nam, tử hình hung
thủ là một biện pháp thực thi Công lý. Tuy nhiên, với nước Pháp chẳng hạn, Công
lý là chuyện kẻ sát nhân đó dẫu phải trả giá thế nào thì cũng không buộc phải
chết.
Còn Sự thật, vụ giết người đó dù xảy ra trong bất cứ
sắc tộc, dân tộc, nhà nước hay thể chế nào cũng đều chỉ có người giết và kẻ bị
giết.
Công lý của Việt Nam đã lên tiếng với các trường hợp
như ông Nguyễn Thanh Chấn, ông Huỳnh Văn Nén, em Hồ Phương Nga….
…và tới đây, kết quả phiên Giám đốc thẩm của Hội đồng
thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao dù theo hướng nào cũng chắc chắn là tiền đề
thực thi Công lý với số phận Hồ Duy Hải.
Nhưng Công lý với hai nạn nhân nữ tại bưu điện Cầu
Voi có lẽ hãy còn xa, bởi Sự thật chưa có dấu hiệu lộ diện.
Và theo cảm nhận, công luận bây giờ chỉ rớt nước mắt
với hoàn cảnh của Hải mà ít quan tâm tới hai cái chết kia. Âu đó cũng là cái Sự
thật vừa thời sự, vừa hợp lý, vừa trần trụi…
Và một sự thật nữa, trong trường hợp Hải được kết luận
là oan, được trả tự do thì một cá nhân từng bị biệt giam mười mấy năm liệu sẽ
thích nghi và tương tác với xã hội nhanh hơn nhân vật Rô Bin Sơn hay Tác Giăng
không?
Phiên bản hai của cậu bé Hào Anh từng được Công lý
và Công luận tung hê hi vọng là không tái diễn với trường hợp người bị tù oan.
Bởi, sau những tháng ngày tủi nhục, việc “muốn ăn
chơi để trả thù đời” là một “cạm bẫy sự thật” luôn treo ở bất kỳ thời điểm nào
của tương lai.
Anh
Tuấn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét