Mỗi năm, người Việt bất đắc dĩ tế cho thiên tai hàng chục mạng sống, bao gồm bị nước cuốn, sạt lở, sập công trình, chưa kể bị sét đánh.
Nguyên nhân khiến bè lũ Thủy tinh lộng hành đứng từ
góc nhìn phủi trách nhiệm là do biến đổi khí hậu toàn cầu, phá rừng, tận thu
tài nguyên...
Đứng từ góc nhìn quản lý là do hệ thống dự báo, cảnh
báo, tuyên truyền, chế tài… khi nước tới chân của cơ quan chức năng chưa thật tối
ưu.
Đương nhiên, thiên tai nếu không ảnh hưởng về người
thì là thiên tai biết làm thơ.
Tuy nhiên, số chết năm này tương tự hoặc vượt năm
sau thì cần đặt dấu hỏi về kinh nghiệm ứng phó bão lũ của những địa phương luôn
kiêu ngạo (hay kiêu hãnh) về lịch sử chống chọi những khắc nghiệt của trời đất.
Cũng cần đặt câu hỏi về tính chủ quan, cẩu thả, liều
lĩnh với lý do mờ nhạt của không ít người Việt.
Và đương nhiên, cần đặt câu hỏi về năng lực lo cho
dân của những thành phần không phải dân.
Chứ năm nào cũng có người chết, cũng cảm thương, cũng
ngậm ngùi, cũng ai oán, cũng tôn vinh những gương dũng cảm… như một điệp khúc
thì rất đáng tiếc.
Mà tiếc nhất là không rút ra được bài học nào ra
trò. Thậm chí, đến thương vay khóc mướn cũng vẫn là những điệp khúc thiếu tính
phát hiện.
Anh Tuấn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét