Cái tư duy coi dịch là giặc nó sâu rễ, bền gốc kinh khủng thật.
Trước làn sóng người ùn ùn đổ về bởi thất vọng và sợ
hãi cái đói, 13 tỉnh miền Tây dứt khoát đề nghị ngưng cho người dân về quê.
Ở chiều ngược lại của đất nước, Thừa Thiên-Huế khẳng
định sẽ xử phạt người từ vùng dịch quy cố hương.
Trên không, gần hai chục địa phương có sân bay từ chối
mở lại việc vận chuyển hành khách.
Và nhiều vụ việc trước đó, vì quyết liệt thủ tiêu
virus mà đối xử với dân như tội phạm.
Người ăn xin trước dòng dân chúng lũ lượt về quê tránh đói |
Như vậy, người dân ở vùng nguy hiểm muốn thoái lui khỏi "chiến trường", trở về nơi chôn rau cắt rốn thì bị cho là rước dịch về quê hương?.
Năng lực chăm lo đời sống, khảo sát xã hội, dự báo
tình hình từ cấp cơ sở đến tầm cao hơn có nhất thiết phải lu mờ bởi nỗi ám ảnh
“trách nhiệm”?. Bởi, nếu thực năng lực và có sự chuẩn bị thì niềm tin của hàng
chục nghìn số phận tay xách nách mang sẽ không bị thất thủ như hôm nay.
Thật ra, khi tình trạng vỡ trận hồi hương đã diễn ra
thì oán trách, đổ lỗi cho cán bộ là cách làm dễ nhất. Góp ý, đề nghị giải pháp
mới là cách làm đúng đắn lúc này.
Tuy nhiên, như đã nói, cái tư duy sợ trách nhiệm,
coi dịch như giặc ngấm sâu quá rồi. Nó chi phối cách làm của cán bộ lẫn những kẻ
không cán bộ. Nên, để khỏi tiếp tục sai lầm, hãy loại bỏ hoàn toàn cách ứng xử
với virus corona đi đã
Hồi chiều, tại góc cầu Tân Thới Hiệp, giữa dòng người
chằng chịt hành lý xuôi hướng An Sương để về miền Tây, tôi đã thấy xuất hiện một
ông lão ăn xin ngồi cùng chiếc rổ nhựa rách tả tơi. Đó là hình ảnh ấn tượng đầu
tiên kể từ sau “bình thường mới”.
Khổ vậy. Đói lắm cũng phải chờ hết giãn cách mới có
thể đi xin.
Anh
Tuấn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét