Hôm nay, nơi tôi sống ra thông báo về số ca mắc COVID-19 khỏi bệnh được cấp số định danh. Hiểu theo văn bản này thì dịch vừa rồi có trên 290 người dương tính, chỉ 1 thiệt mạng (trường hợp chết rất công khai vì chứng kiến bộ đội đưa tro cốt về).
Trong khi đó, cách kiềm chế dân cư theo cách khắc
nghiệt nhằm loại trừ virus ở nơi đây nếu bị coi là số 2 thì không chỗ nào dám
nhận số 1.
Và dù tỉ lệ chết so với tổng số nhiễm trong 1 khu
dân cư không thể đại diện cho tình hình chung cả nước, tuy nhiên, nó
phần nào phản ánh sự bất cân xứng giữa níu giữ ca nặng và tự do di chuyển
cùng sinh nhai của những người còn lại.
Và nếu tính chung cả nước, con số hơn 2 vạn người chết
trong 2 năm là nguyên nhân chính bởi virus trong cơ thể hay nguyên nhân nào khác
thì dường như chưa được minh định cụ thể (ông dính bệnh nhưng chán
tình nhảy sông, bị TNGT, ung thư… thì có gộp chung?).
Cũng trong số “tính chung” ấy, nhóm chưa thành niên (trước 18 tuổi) rất ít. Số chết vì bệnh chắc thấp hơn số tai nạn do học trực tuyến, đâm chém học đường, hay nhàn rỗi kiếm thêm nghề sugar baby, daddy gì đấy.
Thế thì hào hứng phủ vắc xin cho chúng làm gì ạ, khi
từng có những người lớn tiêm 2 mũi vẫn chết, vẫn lây?
Giới khoa học hôm nay leo lẻo khẳng định
vắc xin an toàn, nhưng câu trả lời của giới khoa học ngày mai hãy còn là ẩn số.
Việc thế giới từng tôn thờ thuyết Địa tâm hay cách 2 ông Mao-Xít phủ nhận đóng
góp của trí thức là những ví dụ về sự ấu trĩ của nhận thức.
Hay không tiêm cho bọn trẻ thì vắc xin thừa quá? Nếu
vì lý do ấy, xin vui lòng ngó lại thời điểm tổng lực ngoáy mũi và giá ngoáy ung
dung nằm trên đỉnh của sự trục lợi bất lương.
Nói gì thì nói, nếu chờ học sinh cơ bản chích xong mới
cho chúng cơ hội nghe tiếng trống trường thì nguy cơ một thế hệ khinh sư bỉ
đạo đang rõ dần.
Vì chúng nói chuyện với máy tính chứ đâu tương tác
nghĩa tình với thầy cô, bè bạn?
Câu chuyện 1 người chết trong số gần 300 ca mắc
covid khiến tôi bị ám ảnh với nghi vấn sự ấu trĩ của nhận thức.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét