Bán cho tôi chiếc gạt tàn
Để dụi buông những ngang tàng thời
trai
Bán tôi hai nửa nhành mai
Để hôm qua nối tương lai thắm đào
Xuân nay mua hết chênh chao
Bán cho tôi chiếc gạt tàn
Để dụi buông những ngang tàng thời
trai
Bán tôi hai nửa nhành mai
Để hôm qua nối tương lai thắm đào
Xuân nay mua hết chênh chao
Nhiều năm nay, 31-1 luôn đặc biệt với tôi.
Ngẫu nhiên năm nay một số sự kiện
cũng long trọng chọn dấu mốc này để khai tiệc, tung hoa.
Những vũ điệu ánh sáng một số lần
tôi chụp, thể hiện sự nhịp nhàng giữa trời với đất, gió và mây, đêm với ngày...
Anh Tuấn
Nếu coi ngôn ngữ là vỏ bọc của tư duy thì trong một số trường hợp, tiếng Việt sóng gió hơn hẳn phong ba, bão táp. Xin điểm:
Cứu hỏa, Chữa cháy = Dập lửa
Cấm đái bậy = Cấm không được đái bậy
Của quý = Của nợ
Ta đánh thắng địch = Ta đánh bại địch
Kẻ thù truyền kiếp = Hợp tác toàn
diện
Được tặng danh hiệu ghi nhận đóng
góp = Đứng trước bục khai báo
Đất đai thuộc sở hữu toàn dân = Đấu
giá (quyền sử dụng) đất.
Tâm thư = Thanh minh… Thanh minh đôi khi được (bị) hiểu là Tự thú.
Nên mới sinh ra cớ sự rằng đặt trong ngữ cảnh nào thì lời đó được hiểu như thế đó. Có điều, người kể chuyện muốn định hướng bạn ra sao thì đó lại là kỹ thuật ảo thuật ngôn ngữ của họ.
“Bòng bong”, “Canh hẹ” hay “Tơ vò”
đều thể hiện tâm trạng “bối rối”, nhưng nhiều người thích “Rối rắm” hơn. Âu chính
là cái “tật” sính chữ, hoặc “tài” huy động vốn từ.
Và nữa:
TUYỆT ĐỐI TIẾP THU TRIỆT ĐỂ KINH
NGHIỆM
Quyết tâm dồn lực xung phong
Nỗ lực thần tốc tấn công không ngừng
Kề vai thống nhất chung lòng
Sai lầm dứt khoát vô cùng lớn lao
Phấn đấu xử nghiêm phong trào
Động viên chiến dịch hô hào tiến
lên
Thiên đường cơ bản ghi tên
Đón đầu ngạo nghễ ngày đêm tự phê bình.
Nếu cứ sau mỗi 2 chữ có thêm một dấu phẩy (,) thì 8 câu lục bát trên đây đã chia thành 28 khái niệm ít nhiều dùng trong các hội họp liên quan tới giặc Covid-19 (và giờ là chấp nhận thích nghi để sống).
Đấy, phong ba thế nhưng cũng chả
kém uyển chuyển. Khẩu hiệu cũng thành thơ được.
Thế mà tới nay chưa có nổi một thuyền trưởng siêu đẳng hùng biện thì
cũng lạ.
Trần Tuấn
Nhiều năm nay trên truyền thông, ta hay đọc hoặc nghe từ “Nước lớn”. Đối lập với nó là “Nước nhỏ”.
Nên hiểu sao? Nước lớn là quốc gia bao
la về địa lý? Trình độ văn minh vượt trội? Nền chính trị tiến bộ? Vị trí cao trên
bàn cờ quốc tế? Hoặc, người ở nơi ấy cao to?
Thuật ngữ “nước lớn” trên đồng nhất
với cách các nhà chính trị sử dụng hay của các chuyên gia thời tiết, thủy văn?
Nó được mặc định tự hiểu/tự nhận…
hay có hẳn văn bản phân biệt đẳng cấp?
Vậy, xét ở góc độ nào thì Việt Nam
là “lớn”, dưới lăng kính nào thì “nhỏ”? Nhỏ có được hiểu là “hèn” không, hay “bé
hạt tiêu”? Bình đẳng trên trường quốc tế là bình đẳng trong hít thở hay bình đẳng
về uy tín?.
Về sức mạnh quân sự, ta liên tục
khuất phục Nguyên Mông, đẩy lùi Pháp, Mĩ, Tàu, bảo vệ Campuchia. Về diện tích
lãnh thổ, Địa đầu Móng Cái tới Mũi Cà Mau nâng ta lên vị trí 66 trong số hơn
200 quốc gia, vùng lãnh thổ. Về chính thể, ta đứng trên đầu phần còn lại của thế
giới….
Bao nhiêu điều khổng lồ ấy nhưng
chưa bao giờ chúng ta vỗ ngực xưng nước lớn, ngay quốc hiệu Đại Cồ Việt, Đại Việt…
cũng đã thay bằng Việt Nam.
Như thế, chúng ta lớn về sự khiêm tốn.
Nhưng, khiêm tốn gì thì cũng không
nên đồng nghĩa với việc thừa nhận những ngoại bang khác là kẻ lớn. Nghe/đọc thấy
tự ti ghê gớm.