Thứ Hai, 3 tháng 1, 2022

Vĩ đại vì sự khiêm tốn

Nhiều năm nay trên truyền thông, ta hay đọc hoặc nghe từ “Nước lớn”. Đối lập với nó là “Nước nhỏ”.

 


Nên hiểu sao? Nước lớn là quốc gia bao la về địa lý? Trình độ văn minh vượt trội? Nền chính trị tiến bộ? Vị trí cao trên bàn cờ quốc tế? Hoặc, người ở nơi ấy cao to?

 

Thuật ngữ “nước lớn” trên đồng nhất với cách các nhà chính trị sử dụng hay của các chuyên gia thời tiết, thủy văn?

 

Nó được mặc định tự hiểu/tự nhận… hay có hẳn văn bản phân biệt đẳng cấp?

 

Vậy, xét ở góc độ nào thì Việt Nam là “lớn”, dưới lăng kính nào thì “nhỏ”? Nhỏ có được hiểu là “hèn” không, hay “bé hạt tiêu”? Bình đẳng trên trường quốc tế là bình đẳng trong hít thở hay bình đẳng về uy tín?.

 

Về sức mạnh quân sự, ta liên tục khuất phục Nguyên Mông, đẩy lùi Pháp, Mĩ, Tàu, bảo vệ Campuchia. Về diện tích lãnh thổ, Địa đầu Móng Cái tới Mũi Cà Mau nâng ta lên vị trí 66 trong số hơn 200 quốc gia, vùng lãnh thổ. Về chính thể, ta đứng trên đầu phần còn lại của thế giới….

 

Bao nhiêu điều khổng lồ ấy nhưng chưa bao giờ chúng ta vỗ ngực xưng nước lớn, ngay quốc hiệu Đại Cồ Việt, Đại Việt… cũng đã thay bằng Việt Nam.

 

Như thế, chúng ta lớn về sự khiêm tốn.

 

Nhưng, khiêm tốn gì thì cũng không nên đồng nghĩa với việc thừa nhận những ngoại bang khác là kẻ lớn. Nghe/đọc thấy tự ti ghê gớm.

 Anh Tuấn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét