Cái gọi là “dư luận” chỉ là
những đánh giá đầy cảm tính của những tay công nhân làm việc trên bàn phím.
1.
Nghề
của lính suy cho cùng là nghề giết người.
Họ tước đoạt tính mạng của phía không cùng chiến tuyến
với nhu cầu đầu tiên là vì sự an toàn cho chính họ, sau đó mới tới những ý
nghĩa xa hơn như Hoàn thành nhiệm vụ, Bảo vệ lợi ích quốc gia…Và trong nhiều
cách để hoàn thành nhiệm vụ, có cách đàng hoàng kiểu Cao bồi đối mặt xả súng
vào nhau.
Nhưng cũng có cách tung hỏa lực phủ đầu theo lối “Tiên hạ
thủ vi cường”. Mà trong chiến tranh,
không ai cấm điều này khi ranh giới giữa sự sống và cái chết đôi khi ngắn hơn
một động tác siết cò súng.
Bob Kerrey là một quân nhân chuyên nghiệp, năm 1969, Đại
úy Hải quân này đã chỉ huy toán lính tiến hành cuộc tắm máu hàng chục người
Việt Nam.
Trong thời điểm đó, nếu những kẻ xuống tay biết chắc các
nạn nhân chỉ là dân thường thi họ đúng là những con thú. Tuy nhiên, tại bản báo
cáo ngay sau đó, họ đã khẳng định tiêu diệt được 21 Việt cộng, đồng thời thu
được hai vũ khí.
Nghĩa là ít nhất đến thời điểm đấy, niềm tin rằng sự an
toàn của họ đang bị uy hiếp là có cơ sở.
Tôi tin vào giả thuyết thứ hai, bởi trước khi mặc quân
phục, Bob Kerrey phải là một con người. Người thì không bao giờ ăn thịt người
nếu không có lý do.
Thêm nữa, hành vi ấy chỉ diễn ra một lần, không có cơ hội
tham gia vào hàng ngũ các khái niệm “có
hệ thống”, “truyền kiếp” mà ta hay dùng. Từ sau
2001, cựu binh này từng nhiều lần bày tỏ hối hận cũng như có những nỗ lực hàn
gắn, xây dựng quan hệ Việt – Mỹ. Tôi cũng tin rằng các nỗ lực đó một phần cũng vì muốn chuộc lại sai lầm từ lệnh chỉ huy sặc mùi máu của mình năm xưa.
………………………..
2.
Văn
bản được coi là Tuyên ngôn Độc lập lần thứ 2 của nước ta từng khẳng định “Đem Đại
nghĩa thắng hung tàn – Lấy Chí nhân thay cường bạo”
Năm 1945, tại tuyên bố lập nước, Hồ Chủ tịch cũng nhấn
mạnh các giá trị của nhân loại: Tự do, Bình đẳng, Bác ái…
Giữa thế kỷ trước, bác Trường Chinh nắm vai trò nòng cốt trong
Cải cách ruộng đất. Rồi sửa sai, rồi vài mươi năm sau bác lại lên làm Tổng bí
thư…
Trong bài phát biểu của Tổng thống Hoa Kỳ tại Mỹ Đình vừa
qua, vị đứng đầu quốc gia một thời là kẻ
thù của Việt Nam đã chia sẻ và được đánh giá cao bởi có những câu “Chiến tranh
dù cao thượng đến đâu cũng mang đến đau đớn và bi kịch”, hay “… Chúng ta chỉ ra
rằng trái tim có thể thay đổi thay vì là tù nhân của quá khứ… sự tiến bộ xuất
phát từ tinh thần hợp tác”.
Gần hơn và cụ thể hơn, người đứng đầu Đảng bộ TP.HCM, ông
Đinh La Thăng, khi nói về trường hợp của Bob Kerrey đã cho rằng Vượt lên thù hận chúng ta cho thấy chúng ta
mạnh mẽ và cao lớn về tầm vóc văn hóa…
………………………….
3.
Vậy
tại sao có “cảm giác” như Bob
Kerrey bị phản ứng dữ dội tại Việt Nam
như vậy?
Tôi chú ý gạch chân, in đậm tính từ “Cảm giác”, vì hiện
tại ở Việt Nam không có một khảo sát Xã hội học nào về mức độ ủng hộ hay phản
đối những nỗ lực hàn gắn chiến tranh của ông này từ sau 1969, hiện tại cũng như
tương lai. Cái gọi là “dư luận” chỉ là
những đánh giá đầy cảm tính của những tay công nhân làm việc trên bàn phím.
“Cảm giác” đó, nếu theo Thuyết âm mưu, có khi nào chủ yếu
xuất phát từ sự tác động ngấm ngầm của một thế lực đứng bên ngoài hai dân tộc
Việt – Mỹ?
Cứ chiếu theo Binh pháp Tôn tử bên Tàu thì nó na ná giống
kế “Tá đao sát nhân”, tức Mượn dao (sự kiện Bob Kerrey) giết người (đại cục phát triển). Còn chửi nôm
na như các cụ nhà mình thì đó là thủ đoạn của kẻ Đâm bị thóc, chọc bị gạo.
………………………………
Tôi và anh ấy sắp sửa thành thông gia, một ngày xấu trời
ngồi uống rượu với thằng bạn thời nối khố, tôi khoe sắp làm bố vợ. Nó chúc
mừng rồi hỏi “Cái vụ ngày xưa tranh nhau viên bi, ông bị thằng ấy bợp tai đến phụt máu mũi, giờ giải quyết tới
đâu rồi?”… Anh Tuấn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét