“Thượng
mã” hay “Mã thượng” chỉ hành động của đấng trượng phu, nó phản ánh tư thế của
kẻ trên ngựa quyết không kết liễu người dưới đất. Phẩm chất này theo tớ biết
xuất phát từ điển tích thời ba phe Ngụy, Thục, Ngô tranh đoạt thiên hạ bên Tàu.
Khi
đó, Quan Vân Trường lĩnh ấn đi hạ thành Trường Sa, Thái thú Trường Sa tên Hàn
Huyền điều lão tướng Hoàng Trung nghênh chiến. Trong lúc giao tranh thì Hoàng
Trung ngã ngựa, Vân Trường ngồi trên Xích thố chỉ đao xuống, quát đuổi bại
tướng này về thay ngựa chiến đấu tiếp. Hoàng Trung sau đó cảm phục hành vi tha
mạng ấy mà tự nguyện quy hàng phía Thục, cùng với Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Tử
Long, Mã Siêu hợp thành Ngũ hổ tướng lừng danh.
Loạt phim của tài tử Hong Kong Lý Tiểu Long có
lẽ cũng lấy cảm hứng từ tinh thần trượng nghĩa trên. Nhân vật chính luôn chiến
đấu sòng phẳng với đối thủ, và dù đó là những cuộc đối đầu sinh tử nhưng khi kẻ
thù rơi vũ khí thì anh này cũng quăng luôn gậy (hoặc côn nhị khúc) để giải
quyết ân oán tay bo.
Cho
nên, Lý Tiểu Long được dựng tượng đài không hẳn vì gây sốt màn ảnh thế giới
bằng mấy miếng đấm đá đẹp mắt.
………………………….
………………………….
Nhiều
tờ báo xưa nay được thiên hạ gán cho cái nhãn (không công khai), đó là khi
chống tiêu cực thì thường nhăm nhăm bụp, xoẹt các quan chức về hưu hoặc cấp
tỉnh đổ xuống. Gần đây nhất là hè nhau đốn hạ đương kim Phó Chủ tịch Hậu Giang,
nguyên lãnh đạo PVC Trịnh Xuân Thanh. Hết quy trách nhiệm cho khoản lỗ ngàn tỉ
của anh í thời làm kinh tế bên PVC (thực chất anh í là một công chức kiêm doanh nhân a-ma-tơ) đến việc diễn dịch tinh thần chia sẻ khó khăn cùng địa
phương (dùng xe cá nhân gắn biển xanh) sang một hướng khác.
Những
tờ báo ấy giờ tiếp tục thít thòng lọng vào sự nghiệp chính
trị anh Thanh bằng việc hà rầm đặt dấu hỏi một cách hả hê và đau như dao đâm sự
“mất tích bí ẩn” của người xin nghỉ phép đi chữa bệnh này.
Nói
gì thì nói, khi đã dồn ai đó vào đường cùng cũng tức là buộc họ phải tính đến
cách hành xử của kẻ cùng đường...
Anh Tuấn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét