Chuẩn mực xã hội là những quy tắc xã hội đặt ra mà
những cá nhân muốn tồn tại trong xã hội đó cần tuân theo. Ví dụ: Lái xe trên đường
phải biết sử dụng còi, muốn lên giường với
ai đó thì nên hỏi nó có gia đình hay chưa, trời mưa cần nhường ô cho phụ nữ…
Những quy tắc xã hội đặt ra đó lại phần nhiều phụ
thuộc vào quan điểm của giai cấp thống trị. Ví dụ, giai cấp ấy coi việc nợ máu
trả máu là đương nhiên, thì thành viên của xã hội khi chứng kiến một án mạng
thường sẽ đòi hỏi hung thủ đền mạng để “công
lý được thực thi” mà quên mất việc họ từng chửi những con chó nuôi trong nhà
dám ăn thịt cầy.
Nói chung, chuẩn mực xã hội phụ thuộc vào xã hội đó muốn
ứng xử với một vấn đề thế nào. Thời bác Lê Duẩn, Trung Quốc là kẻ thù hàng top,
nhưng đến nay thì tên quốc gia đó đã biến khỏi hiến pháp nước nhà.
Mấy điều trên to tát quá, thôi giờ nói chuyện “nói
ngọng”.
Trên Quốc hội ngày 8-11, một đại biểu khi góp ý Luật
giáo dục đã rất tâm tư tật “nói ngọng”, vì theo ông, ngọng sẽ khiến cách viết
chính tả bị lầm đường và làm uy tín của ngành giáo dục lạc lối .
Xin thưa, “Chửi cha không bằng pha tiếng”. Các cụ
nhà ta đã dạy rằng người địa phương này mà phát âm tiếng của địa phương khác
thì tội còn lớn hơn cả đứa làm “nghịch tử” dám mắng cha.
Nếu ông muốn dân Hưng Yên, Hà Tĩnh, Đồng Tháp, Lào
Cai, 62 tỉnh thành… phát âm y như tiếng Hà Nội thì mời ông làm Tổng thống thế giới để chuyển hóa giọng ngọng
của bọn đế quốc thành giọng ông đang nói….
Một đề xuất mang tham vọng giai cấp lớn khủng khiếp
của một đại biểu?
Trần Tuấn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét