Một số thông tin mấy ngày gần đây cho thấy bà Phạm
Thị Yến, nhân vật chính trong những ồn ào về chùa Ba Vàng, lại tái xuất trong
vài sự kiện. Lướt qua tạm thấy thái độ châm biếm, chế giễu, hằn học ở những
thông tin ấy.
Bỏ qua những băn khoăn hàng ngàn năm nay chuyện có
thế giới thứ 2 hay không? Tôn giáo đóng vai trò sứ giả của thế giới đó hay chỉ
là hệ thống lừa đảo vv và vv… thì tôi thấy:
Về bà Yến: Đây là người có khả năng hùng biện. Lý lẽ
của bà trong nhiều buổi nói chuyện trước đám đông không hề dở khi buổi nào cũng
đông người nghe, vỗ tay.
Bà cũng là một chiến lược gia tầm vóc của cơ sở tôn
giáo nơi bà góp sức, biến nó từ thân phận nghèo hèn lên địa vị giàu sang.
Không chỉ góp ý tưởng phát triển cơ ngơi Ba Vàng, bà
Yến còn có những hành động cụ thể giỏi hơn nhiều tay chuyên gia làm kinh tế khi
khiến dòng tiền của phật tử không ngừng chảy về Ba Vàng.
Đó ít nhất là ba cái được của một cá nhân biết kiếm
tiền, kiếm tiền được, làm giàu và thành đạt.
Về phía những "tay phím" hăng hái đưa tin:
Việc đánh hơi một phụ nữ độc thân và đã vô hại với xã hội, trong trường hợp
này, không nên coi nó xuất phát từ bản năng săn tin tức của một cây bút nghiêm
chỉnh. Nói thẳng ra, đó là cách chọn đề tài “cấp không cao”, hoặc hạ cấp.
Bà Yến ấy nếu trước đây lỡ vạ miệng vụ nữ sinh giao
gà nhưng bây giờ ra mắt với tâm thế một người nói chuyện, hay trong một sự kiện
mang tầm quốc tế như Phật đản, thì lý do gì để say máu áp dụng chủ nghĩa lý lịch
với một phụ nữ?
Hồi bé bạn đã từng đối diện với cơn thịnh nộ của phụ
huynh nhưng nhờ một lời xin lỗi mà “lươn” được miễn nổi trên mông bạn chưa?
Một tin bài thu hút được nhiều đọc giả tức là bạn đã
kiếm được tiền thông qua những sản phẩm tin tức đó. Tuy nhiên, tự trọng với
chính đồng tiền mình kiếm nên được coi là giá trị quan trọng trong nghề của bạn.
Đào mồ một vết nhơ cũ của người khác rồi xức nước
hoa lên cái xác thối ấy để buộc nó sống lại, e không nên...
Trần
Tuấn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét