Thứ Bảy, 18 tháng 1, 2020

Phong tỏa điếu văn?


Chuyện Một: Tội phạm được hiểu là người mang bản án. Nếu cơ quan chức năng không thể khởi tố bị can với người đã chết, tức khi ra đi, họ chắc chắn không nhận sự phán xét nào của pháp luật.

Việc này đồng nghĩa những đóng góp của họ mà xã hội ghi nhận qua giấy khen, bằng khen, huy chương, huy hiệu (nếu có) không mất đi. Các chế độ, phúc lợi cho họ được đảm bảo đầy đủ.



Chuyện Hai: Hi sinh, hiểu theo nghĩa cô đọng nhất là cái chết khi bảo vệ lợi ích công. Do vậy, tình huống hi sinh bao giờ cũng oanh liệt, tư thế hi sinh bao giờ cũng kiêu hãnh.

Nên, khi đươc công nhận liệt sĩ, liệt sĩ ấy chắc chắn là tấm gương sáng trong lúc làm nhiệm vụ; hoặc là tấm gương sáng trong thực hiện nghĩa vụ công dân lúc đối diện với tình huống vì lợi ích to lớn của xã hội mà buộc phải đánh đổi cuộc sống.

Vấn đề đặt ra là liệu có cần cụ thế hóa tình huống hi sinh rồi bình phẩm abc các kiểu? Mình nghĩ là không cần. Bởi, đuối nước, ngã núi hay va chạm xe cộ… hễ cứ chết trong tư thế của người hùng thì chắc chắn là liệt sĩ.

Còn ở câu chuyện thứ nhất, băn khoăn hàng đầu vẫn là câu hỏi, rằng, người chết khi không có bản án kia liệu có bị phong tỏa tiền chế độ, phong tỏa tiền mai táng, phong tỏa điếu văn tiếc thương?

Tuấn Trần




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét