Trong nhiều nguyên nhân, nguyên nhân khiến người hùng xe cứu thương hiện nay, ông Đoàn Ngọc Hải, hồi vài năm trước thất bại trong quy trình dẹp vỉa hè quận 1, là vì chưa tính toán cạn kẽ mối tương quan giữa bộ mặt đô thị và nguồn tiền thu được từ nền kinh tế lấn chiếm không gian công cộng.
Tức là, muốn có văn minh thì trước tiên phải có nguồn
tiền từ sự lưu manh, chộp giật. Ông muốn đường thông hè thoáng ngay nhưng một
nhóm dân sống bằng nghề bám đường cắt “viện trợ” cho ngân sách quận là ông “đứt”.
Nay tới lượt karaoke tự phát cấp thành phố lên đoạn
đầu đài?
Tôi nhớ karaoke xuất hiện từ những năm 90 của thế kỷ
20. Hồi ấy làm khỉ gì có phòng kính, và láng giềng cũng chả muốn cách âm… 5.000
đồng một giờ, người hát thì ít mà nhóm nam phụ lão ấu vây chặt khu vực tiếng ồn
để hát nhép thì đông.
Đó là chỉ quan sát tại miền Bắc, còn tại phía Nam
thì chắc xôm tụ hơn.
Qua ba thập kỉ, karaoke chưa đủ trưởng thành để là một
nét văn hóa, song nó cũng dư độ chín để được tôn trọng là món ăn tinh thần khó
thiếu của nhiều người sau cả ngày lăn lộn mệt nhọc với công cuộc mưu sinh.
Với người Nam bộ, nó phần nào giải tỏa được nhu cầu
thể hiện chất phóng khoáng, làm hết sức, chơi hết mình của họ.
Dẹp karaoke ngẫu hứng chưa chắc đã dẹp được cái tinh
thần ấy. Tuy nhiên, nguy cơ hiện hữu là
khi chưa tìm được hình thức giải phóng stress phù hợp, sức sáng tạo cùng năng suất
làm việc của người lao động ngày hôm sau có thể sẽ bị cầm tù.
Và bản sắc những khu phố nhậu lạc quan của TP.HCM có
lẽ phải phát triển theo hướng khác, ví dụ như những phố nhậu thủ tiêu âm nhạc.
Và cơ sở pháp lý có khi lại thêm một vết son cầm đèn
chạy trước ô tô?
Trần Tuấn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét