Khi thẩm thấu giá trị “đồng bào”, trước tình huống một bé gặp nguy cấp như tại chung cư ở Hà Nội thì một người già và đang gánh vác trọng trách sơn hà như Tổng bí thư cũng sẵn sàng leo lên mái tôn để dang tay đỡ.
Việc cứu được hay không
còn phụ thuộc vào khả năng phản xạ, kinh nghiệm, kỹ năng và sự may mắn. Tuy
nhiên, thời khắc ấy chắc chắn không có chỗ cho sự tính toán an toàn hay nguy hiểm.
Nên, tôn vinh
chàng trai Nguyễn Ngọc Mạnh vừa rất cần thiết nhưng cũng hơi thừa. Bởi, ở đất
nước mà ong dại cũng thành chiến sĩ, em thơ hóa những anh hùng (thơ Tố Hữu) thì mọi chuyện
phi thường đều là bình thường.
Chỉ là khi vượt tầm tưởng
tượng của một bộ phim thì yếu tố kịch tính bỗng đồng nhất với cảm xúc và trở thành một
hiện tượng. Lâu lắm rồi sau hành động bẻ cong quy luật sinh học của anh hùng Lê
Văn Tám, tới nay ta mới có một hình mẫu thần kỳ bằng xương bằng thịt là anh Mạnh được truyền thông lựa chọn là tâm điểm.
Và cảm xúc ấy dễ dàng lấn
át những giọt nước mắt của các thanh niên dứt tình riêng, tòng quân thực hiện
nghĩa vụ bảo vệ đất nước. Nó đương nhiên nhỉnh hơn hẳn những bản tin lao mình
ra dòng lũ dữ nhằm giành giật 3, 4 sinh mạng chới với trước thủy thần.
Viết như vậy để thấy
người công dân Nguyễn Ngọc Mạnh khiêm tốn rằng “chớ coi tôi là người hùng” là rất đáng trọng.
Khoảnh khắc người hùng nằm ở lời khước từ đó.
Trần Tuấn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét