Thứ Năm, 11 tháng 11, 2021

Tính giai cấp của nhạc trẻ Việt?

 Vài hôm trước, bản Rap “Nam Quốc Sơn Hà” của Erik, Phương Mỹ Chi, tôi có băn khoăn: “Được coi là Đệ nhất Tuyên ngôn độc lập, áng thiên cổ hùng văn "Nam quốc sơn hà" có nên được biến tấu theo cách này?.

Rap là thể loại nhạc bình dân. Vẫn có thể đưa một bài thơ thiêng liêng vào Rap, tuy nhiên, để mấy vũ công khoe tài nhảy nhót như những chú hề thì dường như đã trẻ trâu hóa toàn bộ khí thế chống ngoại xâm của dân tộc”.

Nhưng lục lọi trên Internet, không thấy báo chí hay thậm chí một tài khoản cá nhân nào chung suy nghĩ như tôi. Ngược lại, hào hứng, ca ngợi, cổ vũ thì khá nhiều.



Đến hôm qua thì cũng Rap, ào lên làn sóng công kích “Cô gái mở đường” do Han sara hát.

“Váy ngắn”, “Phản cảm”, “Lố lăng”, “Làm mất đi tinh thần trang nghiêm của nhạc phẩm cách mạng”… là những quả bom ngôn ngữ dội vào màn trình diễn này.

Lạ thế? Hai sản phẩm âm nhạc “Nam quốc sơn hà” và “Cô gái mở đường” giống nhau về thái độ ứng xử với tác phẩm, nhí nhố, đùa giỡn với tâm thế của người sáng tác và đều là sản phẩm giải trí được nhiều người tiếp cận, thế mà 1 được khen ngợi, 1 bị phê bình?.

Hay do Phương Mỹ Chi là ca sĩ nội, Han sara lai căng?

Hay do Nam quốc sơn hà được sinh ra quá lâu, Cô gái mở đường mới toanh nên được chăm như trẻ đang bú?

Hay do Nam quốc sơn hà là sản phẩm của giai cấp địa chủ, Cô gái mở đường là sản phẩm của giai cấp công nhân?

Hay tôi a-ma-tơ về nề nếp người Việt?

Anh Tuấn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét