Khi bạn chú ý một đối tượng nào đó, bạn thề thốt cả đời chung sống với họ, đó là ý chí rất đáng trân trọng của bạn thời điểm ấy. Tuy nhiên, sau một thời gian X chung sống, nếu các bạn không còn mang lại sự thú vị cho nhau thì Luật Hôn nhân sẽ tư vấn bạn những phương án không tồi.
Môn Lịch sử trong trường
học cũng thế. Bạn đam mê nó, say sưa với những thành tựu của cha ông và nhân loại
trong quá khứ thì 9 năm phổ thông, 4 năm giảng đường đại học, 2 năm thạc sĩ, 4
năm tiến sĩ, bảo tàng, thư viện, internet…. chắc chắn là những đôi cánh tuyệt vời
giúp bạn bay trên cỗ máy thời gian.
Còn khi bạn thấy môn lịch
sử chỉ như một cửa ải cần điểm 5 để vượt qua thì có nỗ lực nhồi nhét bao nhiêu,
cái đầu của bạn cũng khó mà thay đổi bản chất bã đậu. Thậm chí, nó còn gián tiếp
huấn luyện bạn trở thành nhân vật phản bội quá khứ đầy nguy hiểm.
Lịch sử là một môn khoa
học vĩnh cửu. Môn này luôn bổ sung dữ liệu cùng với sự tồn tại của loài người
nên nếu bạn học 9 năm, 12 năm hay cả đời thì sự lạc hậu, thiếu kiến thức tới mức
ấu trĩ của bạn là điều có thể thấy trước.
Nên, cuộc tranh luận
nên hay không nên gạt 3 năm học sử trong đời người hiện nay, tôi cho rằng đó là
cuộc tranh luận mang tính “thị hiếu”. Các tuyên bố Nên/Không nên gạt sử có thể
đại diện cho một bộ phận dân chúng trong hiện tại nhưng dứt khoát nó không đại
diện cho bất cứ quan điểm nghiêm túc, khoa học, duy lý nào về lịch sử.
Đừng bắt một thần đồng
toán học buộc phải chia sẻ thời gian với những điều khiên cưỡng. Bạn muốn nó
đóng góp cho thế giới hay trở thành một tín đồ của quá khứ cha ông?
Nhưng, bạn cũng không
thể bắt được một đứa mê sử rời bỏ sử để khổ sai học tập thành một tiến sĩ Toán,
Lý, Hóa.
Hãy coi nhu cầu tiếp cận
sử như nhu cầu của một nền kinh tế thị trường, tự do kinh doanh, tự do sản phẩm,
tự do giá cả, tự do lựa chọn, tự do sáng tạo… đi ạ.
Trần Tuấn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét