Thứ Hai, 2 tháng 5, 2011

XIẾC NGÔN NGỮ

TRÒ ĐÙA NGÔN NGỮ
Ý tưởng của bài này có vẻ chẳng có gì mới, nhưng diễn đạt theo một cách khác biết đâu lại thú vị hơn chăng? Giống như từ “Vạn tuế” đổi sang thành “Muôn năm” vậy.

1 ... “Mất mùa là tại thiên tai
Được mùa là bởi “Thiên tài Đảng ta”...
2 ... Trước đây, mỗi lần đội bóng Liên Xô(cũ) chiến thắng, ta ca ngợi, đại thể :Con người XHCN luôn vô địch. Khi nó thua, ta đổ lỗi cho tất cả mọi thứ từ thời tiết, mặt sân cho đến trọng tài, tất nhiên loại trừ hẳn nguyên nhân thi đấu kém cỏi.
3. Năm 1964, khi “Đế quốc Mỹ” đổ bộ vào Việt Nam, ta gọi đó là hành động “Xâm lược”
Năm 1979, quân đội ta tràn ngập Campuchia, ta gọi đó là “Nghĩa vụ Quốc tế”(dù cái “chú” Pôn pốt giết người chẳng bằng một phần mười của “ông” của Xít ta lin, người được “lãnh tụ thơ ca” Tố Hữu thần tượng “Yêu biết mấy nghe con tập nói – Tiếng đầu lòng con gọi Sta-lin”
4. Cũng 1979 Trung Quốc xua quân qua biên giới ta căm thù gọi họ là “kẻ thù xâm lược truyền kiếp” và kiên quyết đánh lui ra khỏi bờ cõi.
Tới nay, ta luôn miệng khẳng định chủ quyền biển đảo, thì bà “cô” lắm điều ấy  không những không trả mà còn lấn thêm(đồng nghĩa với việc cướp trắng) thì ta lại ôn hòa và kiên trì tình “hữu nghị  hợp tác, tinh thần 4 tốt, 16 chữ vàng”
5. Hay như chữ “Việt gian” và “Việt kiều” : “Ngày đi Đảng gọi Việt Gian – Ngày về thì Đảng chuyển sang Việt Kiều”
.......................................
Tôi không hiểu lắm việc cùng một hành động mang bản chất tương tự nhau mà cách gọi tên khác nhau. Hoặc là thóa mạ, khinh bỉ, hoặc là trân trọng, nâng niu.?
Cho tới khi tôi học môn Logic, một môn Khoa học về tư duy...
Môn học này, giảng viên đưa ra một vấn đề nào đó cho 2 nhóm học tập, một nhóm sẽ bảo vệ quan điểm đưa ra và một nhóm có nhiệm vụ nhất định phải bác bỏ quan điểm ấy. Cả lớp không cần biết những lý tưởng và giá trị của mỗi nhóm thế nào, chỉ cần một nhóm hoặc bảo vệ thành công, hoặc phản bác thành công là nhóm đó có điểm cao.... Như vậy, “tôi” sẽ phải thắng “anh” bằng những lý luận hợp logic, bất kể rằng trước và sau buổi “tranh luận” đó suy nghĩ của “tôi” và suy nghĩ của “anh”  về chuyện này có thể giống nhau.
Hóa ra, hình như cuộc sống là một cuộc chơi, và ai đúng ai sai, ai thua ai thắng  phụ thuộc vào việc người đó biết cách tung hứng, làm xiếc với ngôn ngữ giỏi hơn mà thôi.
“Mẹ mày”, “Bu nó”, “Bà nhà”,...
Đều là cách gọi “Vợ già” chứ đâu?.
Trần Anh Tuấn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét