Nỗi buồn – từ Buồn vu vơ, Buồn dìu dịu đến Buồn
mãnh liệt, Buồn dữ dội, Buồn muốn làm thịt cả thế giới… đều là một cảm xúc
không đáng có với mỗi cá nhân. Tuy nhiên, với những khán giả thưởng thức việc
người khác buồn thì đó là nhu cầu khó thiếu.
Chính vì vậy, nỗi buồn có vẻ đẹp riêng của nó,
điều này giúp “buồn” ngạo nghễ đi vào trong các sáng tạo nghệ thuật như một
chân lý cấm cãi.
Câu
chuyện Thủy Tinh buồn thất tình tạo nên sự thịnh nộ sấm sét định kỳ 3 tháng mỗi
năm đã đi vào dân gian hàng ngàn năm nay...
Việc các thần Hi Lạp do bất đắc chí phang nhau
đã giúp di sản thế giới có thần thoại để trân trọng...
Hình ảnh chàng trai ngồi tư lự bên ly cà phê
ngắm phố phường buổi đêm với mái tóc bồng bềnh, đôi mắt lơ đãng, cặp môi mọng
bất thường do bỏng khói thuốc…
Dáng điệu thiếu nữ chờ người yêu với áo dài
tha thướt, bồn chồn vặt từng cánh hoa Mười giờ thả xuống thảm cỏ xanh và dùng
gót son dày đi vò lại…
Đó là những nỗi buồn rất thi vị…
Chỉ có một thứ buồn dù có “vị” nhưng không
mang hồn “thi sĩ”, ấy là thứ buồn bị phong tỏa trong ngoặc kép và thường song
hành với hai từ “Giải quyết”: “Giải quyết nỗi buồn”.
Nếu bạn thực hành việc “Giải quyết nỗi buồn”
nơi công cộng, điều ấy giúp thế giới có thêm khái niệm “Buồn tặc” để xếp ngang
hàng với các loại tặc như Tin tặc, Lâm tặc, Tiền tặc, Đạo đức tặc…
Ha, tớ buồn nên tớ luận buồn. Hết!
Trần
Tuấn