Sự biến “một bộ phận” người dân Cu Ba vùng lên biểu tình phản ứng chính quyền ứng xử tệ trước COVID-19 và phản đối chế độ độc tài chả hiểu sao lại khiến tôi tìm về thơ Tố Hữu, trong đó có bài “Từ Cu-ba” mà hồi cấp 2 thuộc nằm lòng.
“Anh viết cho em, tự đảo này/ Cu-ba, hòn đảo Lửa, đảo
Say/ Ở đây say thật, say trời đất/ Sóng biển say cùng rượu mật, say.../ Nửa
vòng trái đất, rẽ tầng mây/ Anh đến Cu-ba một sáng ngày/ Nắng rực trời tơ và biển
ngọc/ Đào tươi một dải lụa đào bay…”.
Bài thơ viết giữa năm 1964. Như vậy, từ hơn nửa thế
kỷ trước, dưới ngòi bút của tác giả, Cu-ba đã như một thiên đường. Dù là thiên
đường chuyên ngành nông nghiệp với đường, mía, cam, đào… thì đó cũng vẫn là
thiên đường.
Vậy mà chỉ hơn một năm đại dịch, nhà nước sống vắt
qua hai thế kỷ ấy bị chính người dân nghi ngờ về tính hợp lòng dân. Thật đáng sợ,
một loại virus bé bằng phần triệu cây kim lại có thể tác động ghê gớm vào cả một
hệ ý thức!
Giống như Liên Xô cũ, Cu-ba có những thành tựu về y
tế, giáo dục, hệ thống an sinh xã hội, thể thao… mà thế giới ngưỡng mộ. Song,
những thành công ấy có lẽ không đủ sức để đồng nhất giữa niềm tự hãnh diện và sự
phát triển khách quan của thế giới.
Hoặc cũng có thể thế giới có cái nhìn phiến diện, phản
động về Cu-ba. Tuy nhiên, việc nhiều địa phương đòi tầng lớp cầm quyền về vườn
đã ít nhiều cho thấy rằng cơ quan nắm ngọn cờ tuyên giáo của nước này đang thiếu
ngọn gió hùng biện.
Còn nếu (cái có thể gọi là) cách mạng (xuất phát từ)
cúm của Cu-ba thành công, có khi con virus corona lại được đúc tượng đài.
Nhưng tôi chả mong vậy, ai lại gọi "giặc" là anh hùng bao giờ.
Trần Tuấn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét