Thứ Hai, 29 tháng 11, 2021

Thông tin kiểu 'thảo khấu'

  

Đã tính bưng tai về covid, vì những thông tin gần đây na ná giống kiểu tuyên truyền bền bỉ về tác hại của rượu bia. Tuy nhiên, một bạn thân yêu khăng khăng giữ mối hoảng sợ về các lò hỏa táng quá tải nên tôi nghĩ chắc nhiều bạn mến thương khác cũng lo như vậy. Và với tôi, đó là một cách hủy diệt tinh thần chính mình trước khi corona virus ghé thăm.

 


Bộ Y tế hôm nay, 29-11, công bố có trên 13.700 ca mắc. Riêng 2 đại đô thị TP.HCM và Hà Nội lần lượt là 1.554 và 429. Tức, số F0 ở TP.HCM lớn hơn 3 lần Hà Nội. Tỷ số bệnh nhân thiệt mạng trong ngày giữa 2 nơi là 62-0.

 

Mở rộng ra, từ đầu dịch đến nay, cả nước hơn 25.000 người thiệt mạng vì liên quan tới covid (do bệnh tử vong, do làm nhiệm vụ hi sinh, do bệnh khác tấn công thiệt mạng, do tiêm chết…) thì TP.HCM 17.908 người, Hà Nội 43 người.

 

Số này so với trên 122.000 bệnh nhân qua đời vì ung thư riêng trong năm 2020 thực sự là rất ngại so sánh. Còn nói như dân gian:

 

“Chớ đem bì phấn với vôi

Bì L… con đ.ĩ với môi anh thợ kèn”

 

Và dù, người chết vì covid ấy đủ để Quốc hội đồng loạt cúi đầu thương nhớ, cả nước tưởng niệm bằng một lễ cầu siêu đa tôn giáo rổn rảng chuông chùa, chuông nhà thờ, còi tàu; át hẳn sự kiện cũng cấp Quốc gia với nạn nhân TNGT 2 hôm sau đó... thì cứ thấy sao sao thế nào ấy?

 

Nó không đáng trả giá bằng 2 năm kinh tế lao đao, bằng thước đo niềm tin của những lao động nghèo lũ lượt rời phía Nam.

 

Một số nghi vấn rằng COVID-19 là cơ hội thổi phồng nỗi sợ hãi của bọn bất lương thổi giá kist tets, nâng phí xét nghiệm, trục lợi ngân sách cho vắc xin…. tôi không biết rõ nên không dám nói.

 

Có điều, giả thuyết về lối tư duy sợ sệt, ứng xử hèn nhát với dịch thì hình như đang hiện hữu. Các kiểu phòng chống cực đoan, đề phòng khắc nghiệt, thao thao bất tuyệt về tác hại của SARS-CoV2 đang ủng hộ suy luận này.

 

Và khi ủng hộ, não bộ thường có xu hướng tìm những thông tin nịnh bợ sự ủng hộ ấy.

 

Tôi thường đọc các kiểu thông tin, và tôi rất thương những loại thông tin không có nửa chữ nghi ngờ nào.

 

Đó là dạng thông tin thảo khấu. Tức, một đám quần hùng răm rắp nghe theo lời tên phạm nhân giết vợ, nhu nhược, ba phải, bất tài Tống Giang.

Trần Tuấn

Thứ Sáu, 26 tháng 11, 2021

Nếu 'Tiên lễ, hậu văn' là Điều 1 của 'Hiến pháp giáo dục'?

Nếu coi “Tiên học lễ, hậu học văn” là một dạng “Hiến pháp” trong giáo dục thì với đề xuất loại bỏ điều này, GS Trần Ngọc Thêm, cha đẻ của giáo trình “Cơ sở Văn hóa Việt Nam” dứt khoát bị khai trừ.

Tuy nhiên, nếu đặt khẩu hiệu này như một đối tượng của phản biện xã hội, GS Thêm rõ ràng sở hữu tư duy đột phá, rất xứng đáng được cổ vũ. Bởi, cả ngàn năm nay, có lẽ ông là người đầu tiên dám phản ứng với quan niệm tưởng như tuyệt đối.

Mà trong khoa học, “phản bội thầy, phản bội thế hệ trước" luôn là điều cần thiết của việc tiếp nhận tri thức tiến bộ.



Có điều, nếu trong phần lập ngôn của mình, tác giả của “Cơ sở văn hóa Việt Nam” dựa trên kết quả một công trình nghiên cứu thì tiếng nói sẽ trọng lượng hơn. Còn nói suông, ông thậm chí không thuyết phục bằng GS Bùi Hiển với ý tưởng cải cách chữ viết hồi mấy năm trước.

Chính vì không có khảo sát làm cơ sở lập luận nên mong muốn phế bỏ “Tiên lễ, hậu văn” của GS Thêm vấp phải ý kiến nhiều chiều, và rõ ràng nó gây hoang mang cho xã hội. Bởi nội hàm của “lễ, văn” giai đoạn Phong kiến đã chuyển hóa để phù hợp với thời nay; bởi người lớn không biết bám víu vào đâu để “lên lớp” bọn trẻ; bởi bọn trẻ cũng mất phương hướng trong ưu tiên lễ trước, văn trước hay sáng tạo đầu tiên...

Nên chăng, giống như đối xử với công trình của TS Bùi Hiển, hãy tạm gác ý tưởng của GS Trần Ngọc Thêm lại. Khi nào tình trạng giáo dục thực sự gấp gáp cần một cuộc cách mạng thì hãy đem ra bàn.

Không nên lãng phí sự chú ý vào một câu nói mà xao lãng những vấn đề sát sườn hơn.

Còn trước mắt, hãy cứ “xóa sổ” khẩu hiệu “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” đi. Câu này mới chính là tiền để đẻ ra các thể loại “hàng thần” trong giáo dục.

Trần Tuấn

Thứ Năm, 25 tháng 11, 2021

Bao nhiêu tiếng nói thì được coi là 'dư luận quan tâm'?

Khi nhồi nhét rặt một kiểu thông tin, tức là đang định hướng độc giả điều chỉnh nhận thức của họ tương đương với mức sang/hèn của thông tin đó.

Chất lượng của thông tin giống như chất lượng của bữa ăn (Ảnh minh họa/Internet)


Nhân đọc nhiều tựa báo về cuộc đời Thương Tín, không hiểu sao tôi thấy có những trùng lặp khá giống Maradona. Cả hai tỏa sáng trong sự nghiệp nhưng đến nửa sau số phận đều chịu hậu quả liên quan đến lối sống.

Nói như Nguyễn Công Trứ, sống trong trời đất thì dù thế nào cũng cần danh tiếng xong chết thế nào cũng cam (Làm trai sống ở trong trời đất/ Phải có danh gì với núi sông). Nhưng nói theo thi sĩ Kahili Gibran, thở thôi đã hạnh phúc (Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy/ Ta có thêm ngày nữa để yêu thương).

Nghĩa là, quan điểm về cuộc sống của trên 7 tỉ người hiện nay rất đa dạng, không phải sao chép từ một cuốn kinh duy nhất. Người thích được kéo dài cuộc đời vất vả như Thương Tín, người muốn được chết lúc hào quang như Lê Công Tuấn Anh… thì đó cũng là những sự lựa chọn được tôn trọng.

Và tôi cho rằng, cá nhân chịu trách nhiệm với cuộc đời. Mọi thái độ, lời nói thể hiện sự thần tượng, ngưỡng mộ hay phê phán, khinh bỉ từ những người khác đều là sự xâm phạm hoặc thô thiển hoặc tinh vi vào đời tư của họ.

Nên, nếu săm soi vào những câu chuyện rất bình thường, những hành xử rất đời, rất người của ai đó, e rằng, bạn đang tự biến mình thành con cú vọ chuyên việc hầu hạ nhu cầu tò mò tầm thường, thói tọc mạch hạ cấp của những độc giả ăn tạp thông tin. Còn nếu ngụy biện bằng cách nhân danh “Bạn đọc cần” hay “Xã hội quan tâm”, thì ngòi bút của bạn càng đáng nằm trong đống rác.

Lúc trước, một số lần viết tôi hay dùng “Dân phản ánh”,  “Xã hội lên án”, “Dư luận cho rằng”… song đến bây giờ, bản thân tôi cũng mơ hồ rằng cần số lượng bao nhiêu tiếng nói? tiếng nói ở những thành phần nào? thì mới gom đủ thành “Dân”, “Xã hội”, “Dư luận”?. Nực cười ở chỗ, dù “ảo” thế nhưng nó lại là điểm tựa cho khá nhiều bài viết thiếu nghiêm túc, bất công tâm thời gian qua.

Quay trở lại chuyện diễn viên có nốt ruồi từng gây xao xuyến trái tim nhiều nữ minh tinh, hãy để ông ấy tự do sắp đặt số phận mình. Câu chuyện về ông ấy hiện nay không nên là cảm hứng cho khách hàng của những đôi mắt cú.

Bởi, khi nhồi nhét rặt một kiểu thông tin, tức là đang định hướng độc giả điều chỉnh nhận thức của họ tương đương với mức sạch/bẩn/sang/hèn của thông tin đó. Dân trí cao hay lùn cũng vì vậy mà ra.

Anh Tuấn

Thứ Ba, 23 tháng 11, 2021

Đợi phủ vắc xin cho học sinh hay chờ 1 thế hệ đổi màu?

 Hôm nay, nơi tôi sống ra thông báo về số ca mắc COVID-19 khỏi bệnh được cấp số định danh. Hiểu theo văn bản này thì dịch vừa rồi có trên 290 người dương tính, chỉ 1 thiệt mạng (trường hợp chết rất công khai vì chứng kiến bộ đội đưa tro cốt về).

Trong khi đó, cách kiềm chế dân cư theo cách khắc nghiệt nhằm loại trừ virus ở nơi đây nếu bị coi là số 2 thì không chỗ nào dám nhận số 1.


Và dù tỉ lệ chết so với tổng số nhiễm trong 1 khu dân cư không thể đại diện cho tình hình chung cả nước, tuy nhiên, nó phần nào phản ánh sự bất cân xứng giữa níu giữ ca nặng và tự do di chuyển cùng sinh nhai của những người còn lại.

Và nếu tính chung cả nước, con số hơn 2 vạn người chết trong 2 năm là nguyên nhân chính bởi virus trong cơ thể hay nguyên nhân nào khác thì dường như chưa được minh định cụ thể (ông dính bệnh nhưng chán tình nhảy sông, bị TNGT, ung thư… thì có gộp chung?).

Cũng trong số “tính chung” ấy, nhóm chưa thành niên (trước 18 tuổi) rất ít. Số chết vì bệnh chắc thấp hơn số tai nạn do học trực tuyến, đâm chém học đường, hay nhàn rỗi kiếm thêm nghề sugar baby, daddy gì đấy.

Thế thì hào hứng phủ vắc xin cho chúng làm gì ạ, khi từng có những người lớn tiêm 2 mũi vẫn chết, vẫn lây?


Giới khoa học hôm nay leo lẻo khẳng định vắc xin an toàn, nhưng câu trả lời của giới khoa học ngày mai hãy còn là ẩn số. Việc thế giới từng tôn thờ thuyết Địa tâm hay cách 2 ông Mao-Xít phủ nhận đóng góp của trí thức là những ví dụ về sự ấu trĩ của nhận thức.

Hay không tiêm cho bọn trẻ thì vắc xin thừa quá? Nếu vì lý do ấy, xin vui lòng ngó lại thời điểm tổng lực ngoáy mũi và giá ngoáy ung dung nằm trên đỉnh của sự trục lợi bất lương.

Nói gì thì nói, nếu chờ học sinh cơ bản chích xong mới cho chúng cơ hội nghe tiếng trống trường thì nguy cơ một thế hệ khinh sư bỉ đạo đang rõ dần.

Vì chúng nói chuyện với máy tính chứ đâu tương tác nghĩa tình với thầy cô, bè bạn?

Câu chuyện 1 người chết trong số gần 300 ca mắc covid khiến tôi bị ám ảnh với nghi vấn sự ấu trĩ của nhận thức.

 Anh Tuấn

Thứ Hai, 22 tháng 11, 2021

Tây Du Ký: Luật rừng trên thiên giới?

Nếu lấy Tây Du Ký là gợi ý lý thuyết về hệ thống nhà nước cõi trên thì Nhà trời là cõi vô pháp, hình phạt cực kỳ tiếu lâm.



Tôn Ngộ Không bất tuân nhiệm vụ chăn ngựa (Bật mã ôn), trộm cắp công sản (đào tiên, linh đơn), chống phá chính quyền (dựng cờ, tự xưng Tề thiên), tổ chức lực lượng phang lại quân triều đình.

"Thủ lĩnh khỉ" này còn phỉ báng lãnh tụ, coi Ngọc Hoàng không ra đinh gỉ gì cũng như thách thức rồi vạch quần đái vào tay Phật.

Với kính thưa các thể loại lỗi, ban đầu thiên đình quyết chém họ Tôn dựa vào ý chí Ngọc Hoàng (không thấy nhắc phiên tòa nào), sau vì đao kiếm xử không nổi nên tống vào lò bát quái.

Lò bát quái không giết được. Vị đứng đầu Thiên đình đành nghe theo ý chí thủ lĩnh của láng giềng thiên giới (Phật tổ) chuyển hình phạt chết sang hình phạt tù. Sau đó, "Tề thiên tự phong" bị giam tại Ngũ Hành Sơn, hạ giới.

1 năm dưới hạ giới bằng 1 ngày trên trời, cộng thêm 49 đêm nằm lò, tổng hình phạt cho Tôn Ngộ Không là 549 ngày theo chuẩn thời gian chính quyền ra án.

Những lỗi tưởng như tày đình nhưng chưa đến 2 năm tù? Mà "đặc xá" lại do phật chứ không phải Ngọc hoàng quyết?

Trong khi đó, 2 tướng chính danh có quá trình phấn đấu bền bỉ là Thiên bồng Nguyên soái (Bát giới) và Thủy liêm Đại tướng quân (Sa tăng) thì vi phạm nhẹ hều: 1 chú say rượu tán gái, 1 chú làm vỡ chén uống nước mà đều bị khai trừ khỏi trời, lần lượt bị ném xuống trần làm kiếp lợn hoặc thủy quái.

Vậy nói thiên đình gồm những nhóm vô pháp liệu đúng hay còn vơ đũa cả nắm?

Tôi chỉ bàn trong Tây Du Ký, không mở rộng sang những chuyện rác rưởi khác.

Trần Tuấn

Chủ Nhật, 21 tháng 11, 2021

Phan Sào Nam và chuyện cán bộ sai

Số phận một con người phần nhiều không phải do người đó quyết định mà do sự sai trái hoặc động thái được cho là "đột phá" của nhân vật quyền lực.



Bí thư Kim Ngọc với khoán ruộng; những lãnh đạo che tai bịt mắt cho một số "đối tượng Nhân văn Giai phẩm"; hay chuyện tẩy chay Minh béo nhưng tận nhờ khả năng của Hiếu PC là những ví dụ, dù thiểu số.

Dù gì, vừa ra tù, Phan Sào Nam cũng đã đường đường chính chính vươn lên thành một lãnh đạo doanh nghiệp tử tế đầy tiềm năng đóng góp cho đất nước. Sao Nam phải chịu trách nhiệm cho những quyết định vi phạm của quan chức?

Lần tù lại này e rằng giết chết ý chí một lãnh đạo có tư duy ngàn tỉ.

Không lẽ xử tù thằng hiếp dâm là đồng thời giết ngay đứa bé trong bụng nữ bị hại? 

Trần Tuấn

Thứ Năm, 18 tháng 11, 2021

Tình cảm thì không thể 'lập trình'

Ý kiến dưới đây là suy nghĩ của mình hồi gần 5 năm trước. Riêng tối nay, trong lễ tưởng niệm những người ra đi vì Covid, Hà Nội và TP.HCM sẽ biến ý tưởng dở dang đó (thêm cả còi tàu) thành hiện thực nhưng dưới cảm xúc bi thương. 

Và mình tự hỏi, cách tổ chức này là sự tôn trọng tín ngưỡng của người đã khuất hay là sự cẩu thả với tâm trạng của người còn sống?.

Cá nhân mình thì cho rằng, nếu chưa có sự thống nhất về hình thức, nghi lễ thì chỉ cần tự thân nhớ thương những ai xấu số là đủ. Mà nỗi nhớ thì không thể lập trình, không thể ấn định rằng phải bi lụy vào ngày 19 mà không vào 20, 21, 22…



ĐÓN GIAO THỪA BẰNG CHUÔNG (2017):

Cuối cùng thì hôm 3-1, Hà Nội cũng giải quyết vấn đề đánh thức thời khắc chuyển giao năm mới của dân tộc bằng sáng kiến Tôn giáo hóa Tết Cổ truyền!

Nghĩa rằng thay vì dùng pháo thì Hà Nội vận động các cơ sở tôn giáo, gồm cả nhà thờ lẫn nhà chùa, ngân chuông vào đêm đất nước tiễn Khỉ, đón Gà.

Và nếu đề nghị này được ưng thuận thì mình không hiểu người dân Thủ đô sẽ nghe hai thứ âm thanh của hai trường phái tu hành này khi trộn lẫn vào nhau sẽ như thế nào? Có lẽ sẽ giống như sự pha trộn giữa đàn bầu và trống trận.

Theo mình biết thì chỉ trong ẩm thực mới có định nghĩa về món lẩu.

Nhưng lẩu gì thì lẩu, coi chừng sau khi thưởng thức, mối bất hòa tín ngưỡng cùng nguy cơ tan nát nỗ lực đại đoàn kết dân tộc có thể sẽ bùng lên.

Bởi giáo phái nào cũng  đều muốn tiếng chuông đặc trưng của mình là biểu tượng của đêm giao thừa! 

Trần Tuấn

Thứ Tư, 17 tháng 11, 2021

Bệnh hình thức đã di căn từ tuổi học sinh?

 

Hồi còn sinh viên, 20-11 cả lớp tôi tổ chức tri ân và tặng hoa cho giảng viên. Tới trưa thì mọi người phát hiện bó hoa ấy nằm ngạo nghễ trong thùng rác của trường.

 

Đó là một ký ức không dễ quên, tuy nhiên, nó gợi ý cho câu hỏi rằng giáo viên cần hoa không? Bệnh hình thức có phải đã di căn với lứa tuổi 19, 20?

 

Và nếu không có hoa thì giáo viên lấy cơ sở gì để cảm nhận tình cảm của xã hội nói chung, học trò nói riêng?

 

Các thầy cô cần “Hoa điểm 10” – một sự lạc quan tếu của ngành GD- trong tình hình đời sống của những người lái đó tri thức vẫn còn nhiều sóng gió?

 


Nên chăng chúng ta cần thị trường hoa dịp này ảm đảm như nó đương nhiên như vậy, vì không thể và không nên cạnh tranh với 8-3, 14-2... Thay vào đó là những chính sách tươi mới giúp cho tinh thần và đời sống của thầy cô vút cao?

 

Chứ cứ những đề xuất manh mún như Cấm dạy thêm hay Cọi dạy thêm là nghề kinh doanh có điều kiện như QH vừa qua đề cập thì e thầy cô sẽ héo rũ trong chờ đợi những lứa học trò thực tâm tri ân.

Anh Tuấn

Thứ Năm, 11 tháng 11, 2021

Tính giai cấp của nhạc trẻ Việt?

 Vài hôm trước, bản Rap “Nam Quốc Sơn Hà” của Erik, Phương Mỹ Chi, tôi có băn khoăn: “Được coi là Đệ nhất Tuyên ngôn độc lập, áng thiên cổ hùng văn "Nam quốc sơn hà" có nên được biến tấu theo cách này?.

Rap là thể loại nhạc bình dân. Vẫn có thể đưa một bài thơ thiêng liêng vào Rap, tuy nhiên, để mấy vũ công khoe tài nhảy nhót như những chú hề thì dường như đã trẻ trâu hóa toàn bộ khí thế chống ngoại xâm của dân tộc”.

Nhưng lục lọi trên Internet, không thấy báo chí hay thậm chí một tài khoản cá nhân nào chung suy nghĩ như tôi. Ngược lại, hào hứng, ca ngợi, cổ vũ thì khá nhiều.



Đến hôm qua thì cũng Rap, ào lên làn sóng công kích “Cô gái mở đường” do Han sara hát.

“Váy ngắn”, “Phản cảm”, “Lố lăng”, “Làm mất đi tinh thần trang nghiêm của nhạc phẩm cách mạng”… là những quả bom ngôn ngữ dội vào màn trình diễn này.

Lạ thế? Hai sản phẩm âm nhạc “Nam quốc sơn hà” và “Cô gái mở đường” giống nhau về thái độ ứng xử với tác phẩm, nhí nhố, đùa giỡn với tâm thế của người sáng tác và đều là sản phẩm giải trí được nhiều người tiếp cận, thế mà 1 được khen ngợi, 1 bị phê bình?.

Hay do Phương Mỹ Chi là ca sĩ nội, Han sara lai căng?

Hay do Nam quốc sơn hà được sinh ra quá lâu, Cô gái mở đường mới toanh nên được chăm như trẻ đang bú?

Hay do Nam quốc sơn hà là sản phẩm của giai cấp địa chủ, Cô gái mở đường là sản phẩm của giai cấp công nhân?

Hay tôi a-ma-tơ về nề nếp người Việt?

Anh Tuấn

Thứ Hai, 8 tháng 11, 2021

Quốc tang?

 

Tại Quốc hội hôm nay, 8-11-2021, Đại biểu Nguyễn Anh Trí cho rằng cần có quốc tang cho những người mất vì COVID-19. Bởi lẽ, hơn 22.000 người lìa đời do nó là số lượng rất lớn.

Đồng thanh tương ứng, Đại biểu Nguyễn Hữu Thông đề nghị lấy ngày bùng phát đợt dịch thứ tư (27-4) làm ngày tưởng niệm người chết vì COVID-19.



Lý do mà những Đại biểu cổ vũ cho việc cả nước treo cờ rủ là để nhắc nhớ người còn sống ghi nhớ những bi thương, cảnh giác trước loại virus nguy hiểm và thể hiện lòng nhân ái độc quyền của người Việt..

Cùng ngày, cũng tại Quốc hội, Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan nói rằng: Có nhiều bài học hết sức xương máu trong phòng chống dịch, trong đó, năng lực của hệ thống y tế yếu nên phải trả giá.

Theo bà, bên cạnh hàng chục ngàn người chết vì Covid-19 thì còn nhiều trường hợp không được chăm sóc y tế tốt trong giai đoạn này và có thể gián tiếp ra đi.


Thế tóm lại, hậu quả của dịch bệnh sinh ra ngày Quốc tang (đồng thời tôn vinh lòng nhân ái)? Hay hậu quả của dịch bệnh là vì cái giá trả cho khả năng đáp ứng của nền y tế?.

Tưởng niệm người chết vì covid hay tưởng niệm những người chết oan vì những ứng xử đầy lo sợ với nó?

Tựu chung, Đại biểu nào cũng có lý. Và, đó là cái lý của một lực lượng cử tri đáng kể ủy quyền cho họ phát ngôn.

Mới thấy, Quốc  hội đúng là Xã hội, thể nào cũng phải có thành phần này, thành phần nọ.

Nhưng nói thật, tôi cứ chờn chợn với bất cứ ý tưởng nào nếu nó xuất phát từ thói thương vay khóc mướn.

………………………

Hồi tháng 10, lúc Đại biểu Tăng Hữu Phong khởi xướng ngày tưởng niệm và Đại biểu Trần Hoàng Ngân nêu ý tưởng xây tượng đài vinh danh ngành y, tôi đã có ý kiến rằng: Trong một năm, chúng ta có hơn 1 tháng dành cho người chết nơi công cộng.

- Tháng 7 Âm lịch – tháng cô hồn

- 27.7 – ngày Thương binh liệt sĩ

- Chủ nhật tuần thứ 3 của tháng 11- tưởng niệm nạn nhân chết vì tai nạn giao thông.

Và tôi cho rằng, để tưởng niệm hay vinh danh thì 11-10, ngày ban hành Nghị quyết 128 tạm thời đình chỉ các Chỉ thị 15, 16, 19 là hợp lý hơn cả.

Bởi, nó chấm dứt cơn ác mộng hơn 1 vạn người chết, hàng triệu người sợ hãi thị thành, hệ thống y tế kiệt sức, nhiều bệnh nhân tâm thần, vô số học sinh nguy cơ đào tạo lại, GDP quý III giảm hơn 6%....

Nó cũng đánh dấu việc chấm dứt lòng căm thù dịch như căm thù giặc.

Và ngày tưởng niệm nạn nhân covid đồng thời cũng nên là ngày kỷ niệm việc đắp chiếu 3 cái Chỉ thị kia.

Còn sau này, nếu nó còn được ghép thêm vào ngày lên án gì đó thì hãy đợi đề xuất của các đại biểu.

Trần Tuấn

Thứ Sáu, 5 tháng 11, 2021

Khi Bộ trưởng công an xơi thịt bò

 

Đầu lĩnh của một quốc gia nếu sang nước ngoài và vào ổ điếm cũng chả sao nếu bỏ tiền túi và không phạm quy định. Thậm chí, còn được nước bạn xiển dương vì quảng bá công nghiệp tình dục.


Mới thấy, khá phi lý khi Bộ trưởng Công an Việt Nam được mạng xã hội xướng tên vì ăn uống tại một nhà hàng dưới sự phục vụ của “thánh rắc muối”. Tôi cho rằng, điều này không là vấn đề đáng bàn, ngoại trừ cái miệng của ngài được quay với góc không phù hợp lắm với văn hóa nhìn Á đông.

Quyền ăn ở được quy định trong Hiến pháp, quyền thụ hưởng được quy định trong Hiến pháp, các hành vi ăn chơi trong khuôn khổ được nhiều văn bản pháp luật đồng tình.

Nhiều ý kiến phê bình ngài dùng thuế dân để đãi dạ dày mình, tuy nhiên đây chỉ là nghi ngờ. Thậm chí, nếu lấy tiền thuế nhưng trong mức cho phép của công tác phí thì phê bình gì?.

Cái cần đánh giá đó là chuyến vi hành nước bạn ấy, bao gồm cả bữa tiệc thịt bò, mang lại giá trị nhiều hay ít?. Đôi khi chuyến đi lại thu được bài học rất tiến bộ về tư pháp thì sao?

Chứ cứ như bác Lê Đức Thọ từ chối giải Nobel, tức là vừa bài bác các giá trị văn minh, vừa không thèm nửa triệu USD thế giới tư bản tặng cho Việt Nam… thì cũng có hay ho gì?.

Nước mình cứ có nhiều triệu phú dám chơi cùng thế giới như Bộ trưởng và BN Covid 17 mới là nước hùng cường, ha.

Trần Tuấn