Con người tạo ra văn hóa, và con người luôn bảo dưỡng, gia cố hoặc thậm chí hủy bỏ những thứ từng coi là văn hóa.
Việc này nhằm hướng tới thích nghi với
quá trình văn minh.
Việt Nam không công nhận mại dâm là hợp pháp, các hoạt động
phòng chống tệ nạn này phải trên tinh thần bảo vệ quyền con người… Phó Thủ tướng
Vũ Đức Đam phát biểu đại ý thế tại Hội nghị tổng kết 10 năm thi hành pháp lệnh
phòng chống mại dâm. Trong hội nghị, hai
thành phố sung túc và văn minh hàng đầu
cả nước là TP.HCM, Hà Nội đã bị xướng tên trên bản đồ nhiệt của tình trạng bướm
đêm.
…………………….
Với lịch sử nhiều ngàn năm, đến nay mại dâm vẫn bị đa số các
quốc gia xem là bất hợp pháp. Lý do để đứa
con sinh ra từ loài người này luôn bị hắt hủi, ruồng bỏ bởi ở thời đại nào
nó cũng tiềm ẩn thứ vũ khí có thể công phá cấu trúc gia đình, rộng hơn là cấu
trúc xã hội!.
Các nhà đạo đức nói thế, và những người đấu tranh cho nữ quyền
cũng bảo vậy. Bên cạnh đó, hai giới này còn được sự hậu thuẫn rất lớn của thể
chế xã hội thời điểm họ lập ngôn!
Họ quên mất mại dâm là sản phẩm của xã hội, dù bị chính xã hội
coi là phế phẩm, nhưng phế phẩm này
qua nhiều
thiên niên kỷ “vẫn chạy tốt”. Suy diễn theo kiểu biện chứng, hiện tượng này
dù soi dưới bất kỳ lăng kính khắc nghiệt nào vẫn đương nhiên (và ngạo nghễ)
song hành cùng quá trình tiến hóa. Nó xuất
hiện đồng thời với chế độ tư hữu, vì
tư hữu đánh thức nhu cầu chiếm hữu, và có lẽ chỉ mất đi khi thế giới này ai ai
cũng thành phật.
Họ cũng không thèm cân nhắc rằng, bên cạnh việc gánh chịu sự
phỉ báng, nghề
bán phấn buôn hương lại đang thực hiện chức năng của một thước đo chuẩn mực.
Bởi, khi sự chung thủy lên ngôi thì dù cấm hay không cấm, thói ăn bánh trả tiền
cũng tự động núp sau cánh gà hạnh phúc. Còn khi sân khấu xã hội đa phần là những
giá trị lếu láo,… thì các hành vi lệch
chuẩn, trong đó có mại dâm, dù muốn hay không cũng vẫn là diễn viên chính.
Quay trở lại ý kiến của Phó Thủ tướng ở trên, hình như hiểu
thế nào về “quyền con người” cũng phải chờ thông tư hướng dẫn?. Vì khái niệm
này áp vào việc ứng xử với hoạt động mại dâm bỗng như có cái gì đó tùy hứng: “Con người có quyền được pháp luật bảo vệ”,
hoặc, “Con người có quyền từ chối những
rủi ro không đáng”.
Ở hứng thứ nhất, khỏi diễn giải dài vì nó nằm trong cái sự
hiểu máy móc của nhân loại trước các văn bản pháp lý A, B, C, Z… Em ún thời nay
của Thúy Kiều sẵn sàng lôi cổ một anh công an ra tòa nếu như nhân viên công lực
ấy hướng ánh mắt về phía nàng rồi thì thầm hai tiếng “Con điếm!”.
Cái hứng thứ nhì, quyền
con người được “nhân vật trong cuộc” hiểu, cần và khao khát có, đó là quyền đoạn tuyệt với thế giới của ma cô và bệnh tật. Muốn thoát khỏi các tay
anh chị chăn dắt, thoát khỏi phận hèn hạ, chui nhủi thì cách tốt nhất là cái nghề
này được đối xử công bằng như những nghề nghiệp khác.
Khi được xã hội công
nhận là một nghề, nghĩa là họ có thể ngẩng cao đầu trước những chị công
nhân, những chàng kỹ sư hay các bậc thông
thái. Và chắc chắn, thế lực bóng tối (gồm
Tú ông, Tú Bà, đại ca, dắt mối – những kẻ chuyên sống nhờ vào việc gặm nhắm phần
trăm trong tiền bán trôn nuôi miệng của chị em) cũng tự động bị kết liễu.
Khi không được đối xử công bằng, tức danh dự luôn bị tổn
thương, thì có lẽ một trong hai cách hiểu quyền con ở trên người đang là hàng
mã?
…………
Tự nhiên, cháu lại muốn bác Đam kiệm lời trong phát biểu. Chỉ
cần “Ứng xử với mại dâm phải trên tinh
thần quyền con người”, vậy là đủ lắm.
Anh Tuấn
1 nhận xét:
Vu Duc Dam làm chính trị chứ có được học Xã hoi hoc đâu, ông phát biểu vì sức ép của cả hệ thông, cho Tôi và Ông chắc là khác. Ngày xưa nhóm Ông làm đề tai theo ý Ông khéo bị điểm kém thật , giờ còn chưa công nhận co mà. Thiết nghĩ cái gì cũng có nhiều mặt của nó, nếu Mại dâm được coi là một nghề, thì nó mở ra nhiều cái vừa có loi vừa có hại, có the mình như Thái Lan, mà văn hoá mình thì khác họ. Chém gió buổi sáng, day thui không bị vợ la
Đăng nhận xét