Hồi
SV96, trong phần thi của mình, đội sinh viên một trường đại học (28 năm rồi nên
quên tên) chế Hịch tướng sĩ của Hưng đạo Đại vương thành nội dung khác hoàn
toàn với tinh thần kêu gọi đánh đuổi ngoại xâm. Hình như từ khi ấy, sản phẩm chế
vượt qua bậc thang “truyền miệng” để đánh dấu bước nhảy tót vào sóng truyền
hình.
Đến thời hoàng kim của Gặp nhau cuối tuần, Táo
Quân thì nở rộ - Chế hầu như không tha bất kỳ sản phẩm nghệ thuật nào, và đó là
những biến tấu gần gũi, hóm hỉnh, dễ thương.
Chế
chỉ trở nên thiếu dễ thương, hóm hỉnh, gần gũi khi nội dung khiên cưỡng, mỗi vậy
thôi! Và điều đó phụ thuộc vào tài năng cùng ý định gây chú ý của tác giả sản
phẩm chế.
Nay
bỗng nhớ lại suy nghĩ trên, và như thường lệ, lại ngứa ngón tay gõ phím khi
nghĩ Chế cảm xúc gay go hơn Chế ngôn từ gấp bội.
Dưới
đây là một phần trong thắc mắc của mình thời điểm 2021:
Vài
hôm trước, bản Rap “Nam Quốc Sơn Hà” của Erik, Phương Mỹ Chi, tôi có băn khoăn:
“Được coi là Đệ nhất Tuyên ngôn độc lập, áng thiên cổ hùng văn "Nam quốc
sơn hà" có nên biến tấu theo cách này?… Rap là thể loại nhạc bình dân, vẫn có thể đưa một bài thơ thiêng liêng vào
Rap, tuy nhiên, để mấy vũ công khoe tài nhảy nhót như những chú hề thì dường
như đã trẻ trâu hóa toàn bộ khí thế chống ngoại xâm của dân tộc”.
Nhưng
lục lọi trên Internet, không thấy báo chí hay thậm chí một tài khoản cá nhân
nào chung suy nghĩ như tôi. Ngược lại, hào hứng, ca ngợi, cổ vũ thì nhiều.
Đến
hôm qua thì cũng Rap, ào lên làn sóng công kích “Cô gái mở đường” do Han sara
hát.
“Váy
ngắn”, “Phản cảm”, “Lố lăng”, “Làm mất đi tinh thần trang nghiêm của nhạc phẩm”…
là những quả bom ngôn ngữ dội vào màn trình diễn này.
Lạ
thế? Hai sản phẩm âm nhạc “Nam quốc sơn hà” và “Cô gái mở đường” giống nhau về
thái độ ứng xử với tác phẩm, nhí nhố, đùa giỡn với tâm thế của người sáng tác
và đều là sản phẩm giải trí được nhiều người tiếp cận, thế mà 1 được khen ngợi,
1 bị phê bình?.
Hay
tôi a-ma-tơ?
Anh Tuấn