Cuốn sách giáo khoa do
NXB GDVN phát hành tháng 8 mới đây có bài “thơ thần” Sông núi nước Nam của Lý
Thường Kiệt – được coi là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Việt Nam. Nguyên
văn:
“Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịc lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”
Nhiều thế hệ người Việt
đã nằm lòng bản dịch sau:
“Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành đã định ở sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”
Còn cuốn sách trên trình
làng một bản dịch khác:
“Sông núi nước Nam vua Nam ở
Vằng vặc sách trời chia xứ sở
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây
Chúng mày nhất định phải tan vỡ”
Bản dịch này gây choáng
váng vì quá mới mẻ, cứ như một anh nông dân
cả đời mê mẩn với nón quai thao, áo tứ thân, yếm thắm bỗng đùng đùng bị
ép duyên cùng một nàng Tây quần jeen, áo ba lỗ mới coóng
Trang Infonet.vn dẫn giải
thích của một trong những người biên tập cuốn ngữ văn này là PGS.TS Đỗ Ngọc
Thống – Phó Vụ trưởng Vụ giáo dục Trung học cho rằng, vì là bản dịch nên ngôn
ngữ dù có khác nhưng ý của bài thơ không đổi.
Xin thưa
lại
Đồng ý
đó là một bản dịch nên việc tuân thủ niêm luật của thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt
có thể bỏ qua, dẫu khi đọc các chữ cuối của bốn câu đều rất trúc trắc và chát
chúa vì sử dụng đa số thanh trắc “Ở, sở, vỡ”…
Tuy nhiên, về ý thì rõ ràng đã khác nhau một trời một vực. Và nó nằm ở
chữ “mày” – Chúng mày nhất định phải tan vỡ.
Lý do, bài
thơ là một tuyên ngôn, mà tuyên ngôn thì chỉ những người đứng đầu nhà nước mới
nói.
Bậc vua
chúa khi phát ngôn lời lẽ phải xứng với phẩm giá, do thế, họ không thể sử dụng
cách xưng hô “tao – mày” của trẻ trâu khi giao tiếp, đặc biệt là trong hoàn
cảnh quốc gia đối quốc gia.
Tiếng nói đại diện cho nhà nước khi đối diện thế lực
hung hãn có thể gọi thế lực đó là “quân
xâm lược”, “lũ giặc cướp”, và khi đối đầu có thể mắng “chúng bay”, “các ngươi”…
như thế vừa thể hiện tác phong đường
hoàng vừa có cái phong thái uy nghi của
người lãnh đạo.
Lịch sử
ngoại giao Việt Nam chưa khi nào sử dụng ngôn ngữ thô thiển, bất lịch sự khi
ứng xử với các tình huống. Thế mà không hiểu phông văn hóa của người chọn bản dịch ra
sao mà biến bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Việt Nam thành một tiếng chửi
của anh bán cá ngoài chợ.
Đôi khi
tiếng nói đại diện nhà nước lệch một chút thôi, cái hồn vía của dân tộc đã đổi
màu. Trong trường hợp cụ thể trên đây,
chỉ với một chữ “mày”, bài thơ
thần đã biến thành một bài thơ rất thường.
Lo nhất
là nếu vẫn giữ bản dịch này, nhiều khả năng các thế hệ học sinh sẽ hình dung tư
thế của đất nước thời điểm nhà Lý chống giặc Tống thấp chứ không cao.
Anh Tuấn