Để thay thế kiểu đồng phục phạm
nhân màu xám cuối những năm 90 của thế
kỷ trước, màu sắc đồng phục mới được quy
chuẩn với hai màu xanh trắng đan xen theo lối “ngựa vằn, sọc dưa”. Áo có một
túi ngực, không có cổ, hai tay là vằn ngang, phía trước và sau áo có vằn dọc.
Quần ống thẳng, không túi, gấu lên một
cm lộn vào bên trong.
Tuy nhiên, một phần do hình thức bị
coi là xấu xí, một phần để phân biệt đẳng cấp trong mâm ăn, chiếu nghỉ mà kiểu
đồng phục này được các nhà thiết kế (đồng
thời là phạm nhân) cải biên theo lối Pijama
với áo được thêm cổ, quần chữa theo lối thụng, có túi, lên ba cm gấu…
Và từ lâu, hai kiểu đồng phục “ngựa
vằn” này song song tồn tại, được các cán bộ trại giam dần chấp nhận – Giống như
chuyện chấp nhận người tù có thể dùng điện thoại di động, như chuyện để những
tay anh chị cộm cán giữ vị trí “trật tự, thi đua, tự quản” nhằm trị những kẻ có
máu mặt khác… - Nghĩa là họ xác lập phần nào uy tín trước cán bộ và “số má”
trong đội ngũ “cơm cân, áo số”.
…………………………..
Tôi hơi dông dài một chút chỉ để nói
rằng hiện tượng những phạm nhân được “đặc cách” một cách không thành văn trên
có chút gì đó liên quan đến sự vụ tử tù
Nguyễn Thị Huệ đột nhiên mang thai trong phòng biệt giam của Quảng Ninh
mới đây.
Câu chuyện tương tự thế này không
phải chưa từng xảy ra. Trước đó, vào năm 2006 tại Hòa Bình đã từng có Nguyễn Thị Oanh mang mầm sống mới
trong thời điểm đợi ngày trả án.
Được biết, người mang án tử phần lớn
thời gian bị cùm một bên chân và được
theo dõi gắt gao. Tuy nhiên, nhiều nơi cán bộ quản giáo sẽ sử dụng một hoặc vài
phạm nhân có chút uy tín, được cán bộ
tin tưởng đánh giá là “tự giác” để giúp những việc như pha chè, giặt giũ (tiếng
lóng gọi là lái xe) … thậm chí cầm chìa
khóa buồng giam tháp tùng cán bộ, vì
thế, việc đưa cơm cho tử tù cũng không
ngoại lệ.
Tuần tự như sau, tới giờ cơm, “lái xe” xuống nhà bếp
trại giam lấy cơm rồi đi theo cán bộ tới buồng giam tử tù. Cán bộ mở cửa buồng
để người tự giác này vào phát khẩu phần ăn, xử lý vệ sinh xong xuôi rồi mới
quay vào khóa cửa. Nghĩa là phạm nhân tự giác
và tử tù có một khoảng thời gian để thì thầm hoặc trao đổi với nhau thứ
gì đó.
Sự chủ quan (hoặc tin tưởng) của cán
bộ vào “tài xế” là một trong nhiều phương án trả lời cho sản phẩm tới đây là đứa
trẻ sắp chào đời của Nguyễn Thị Huệ.
Thông tin ban đầu, để mua được đứa
trẻ cũng là tự cứu tính mạng của chính mình, tử tù Huệ đã có lời hứa 50 triệu
đồng cho người cha bất đắc dĩ của đứa con.
……………………..
Khi mối quan hệ giữa người với người
trong bầu trời tự do còn vô vàn tỳ vết xung quanh các trục tình cảm, tiền bạc,
quyền lực… thì thật khó để rèn nắn những người phạm pháp phải tuân thủ nội quy.
Tuy nhiên không phải không có biện pháp để hạn chế. Với những câu chuyện cụ thể
trong trại giam trên đây, để không tái diễn ở bất cứ nơi nào thì không cách gì khác bằng việc cán bộ phải thực hiện nghiêm bổn
phận và trách nhiệm của mình.
Hãy bắt đầu từ việc chấn chỉnh “thời
trang” áo tù, vì đó là vi phạm nhưng nó diễn ra phổ biến khiến nhiều người dần
tưởng là đương nhiên. Anh Tuấn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét