TẠI SAO CỨ BẮT PHẢI CHẾT?
Sự
khác nhau giữa văn minh và lạc hậu, giữa tiến bộ và không tiến bộ phải chăng
xuất phát từ cảm hứng nhân đạo, nhân văn, đặt vị trí con người chính thức đứng
ở đâu trong các thang bậc giá trị tại các quốc gia trên thế giới?
Tôi không muốn tìm con số thống kê để so sánh một nước Việt Nam gần 90 triệu dân với một nước “Tư bản thối nát” là Mỹ có trên 300 triệu người trong một năm có bao nhiêu án tử hình được thực thi? Vì dù sao với tôi, việc tước đoạt mạng sống của một con người dưới bất cứ lý do gì, bất cứ hình thức nào đều là một tội ác.
Lịch
sử xã hội loài người là quá trình đi từ mông muội tới văn minh, từ dã man tới
nhân văn. Ở một số quốc gia tiến bộ, người ta từ lâu đã loại bỏ án tử hình ra
khỏi các văn bản pháp luật. Sự khai tử này không làm đất nước họ nhiễu nhương
hơn, rối loạn hơn mà còn khiến cho công dân của họ sâu sắc thấm thía giá trị của
hai chữ “Dân chủ”, “Nhân đạo”. Niềm tin vào tính người, sự gắn kết cộng đồng
càng thêm sâu sắc. Đó là những xã hội rất nhân bản.
Người
ta phòng chống nguy cơ phạm tội ác không chỉ bằng những bộ luật sắt thép và
tanh mùi máu. Mà họ “trấn áp” những hành vi nguy hiểm ấy bằng giáo dục, bằng
mối quan hệ giữa người với người, bằng các chính sách xã hội công bằng, hệ
thống an sinh xã hội tốt đẹp,... Ở những nơi đó không phải là không có những
tên tội phạm nguy hiểm, nhưng (hình như) khác ta ở chỗ: Chúng hiểu được cái giá
sẽ phải trả khi bị phát hiện, dẫu không ảnh hưởng đến mạng sống nhưng chẳng
khác gì chết mòn trong ăn năn và hối tiếc khi đối diện với các giá trị xã hội,
với lương tâm của chính mình.
“Sát
thủ” Lê Văn Luyện, nghi can chính trong vụ giết người dã man tại Bắc Giang gần
đây khiến dư luận xôn xao. Đa phần đều bảy tỏ sự căm phẫn về cách thức xuống
tay tàn độc, thiếu nhân tính. Rất nhiều người còn lấy làm tiếc, thậm chí đòi
sửa lại luật vì kẻ thủ ác chưa đủ 18 tuổi. Người ta muốn Lê Văn Luyện phải ra
trước tòa nhận hình phạt “Tử hình” mới xứng.
Dư
luận xã hội sôi sục như vậy là điều rất dễ hiểu.
Tuy
nhiên, nếu cứ đứng xa xa một chút để nhìn vào một khía cạnh khác của sự kiện
này, phải chăng đó là tâm lý của xã hội hãy còn chưa thoát khỏi sự mông muội,
dã man, khát máu: Giết người đền mạng, lấy máu trả máu,...?
Dường
như sự phân tích đa nhân tố, lòng trắc ẩn, tiếng nói lương tri không được phép
can thiệp vào dòng chảy suy nghĩ đang
sôi sục và hăm hở gán cho kẻ tội phạm cái nhãn “Máu lạnh”, “Mất nhân tính”,
“Thú tính”.?
Nghĩa là nhất quyết từ chối thanh niên trẻ này
cùng chung đẳng cấp “Người”. Nghĩa là coi giống như con chó, con lợn để vô tư
và thản nhiên tống vào lò giết mổ.?
Lê
Văn Luyện suy cho cùng cũng chỉ là một nạn nhân của xã hội thôi chứ đâu!
........................
Hơi
dài dòng như thế chỉ để nói rằng:
Với
bất kỳ hình thức và lý do nào, giết một đồng loại bao giờ cũng là một tội ác dã
man.
Phạt
tù nên là biện pháp cuối cùng để cải tạo phạm nhân, đưa những kẻ lệch lạc trở
về với các chuẩn mực xã hội.
Và,
Dư luận xã hội phần nào phản ánh đặc điểm của xã hội đó.
Việt
Nam ta có câu “Thương người như thể thương thân” , ấy vậy mà vẫn còn một lời
kinh điển nữa “Sát nhân giả tử”. Sự mâu thuẫn này có vẻ đang phần nào phản ánh
lối tư duy tư lợi, thu vén, ích kỷ,... với việc: Cứ cái gì cứ thỏa mãn được
mong muốn của mình thì lý luận thế nào cũng được?
Trần
Anh Tuấn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét