Thứ Sáu, 10 tháng 6, 2016

“NGƯỜI VIỆT NAM CẦN CÙ, THÔNG MINH, SÁNG TẠO….”


 Thời sinh viên, tớ nhớ có ít nhất hai môn học nhấn mạnh các đặc trưng này. Chương trình Đại học mà Bộ quy định đã nói thì cấm sai, và tớ luôn hài lòng về phẩm chất đó.
Nhưng nay bỗng dưng nghi hoặc. Rằng, tiêu chuẩn nào để khẳng định điều ấy? Có so sánh với dân tộc khác thì mới thấy mình thông minh, sáng tạo chứ? Không nhẽ các đấng biên soạn giáo trình lại đi bì người với lợn?
Vì từ năm ngoái, Cục thống kê đã chỉ ra rằng Xét trên giác độ GDP bình quân đầu người, Việt Nam (hàng ngàn năm lịch sử) đi sau Hàn Quốc khoảng 30-35 năm; sau Malaysia 25 năm; Thái Lan 20 năm; sau Indonesia và Philippines 5-7 năm (nld.com.vn hôm 30.8.2015)…. Ấy là chưa kể nước Mỹ non 300 năm tuổi nhưng giàu hơn. Hoá ra nước mình sáng tạo ở khoản nào không biết (có lẽ là đánh nhau) nhưng vẫn ngu chuyện kiếm tiền. 
Mà kiếm tiền, theo học thuyết Mác – Lê, thì nó nằm trong nội dung Vật chất quyết định Ý thức.
Nước mình dân chủ từ năm 1945, vậy mà đãi cát tìm ngọc mãi cũng không kiếm nổi nhân tài đủ sức để tìm lối “Đi tắt đón đầu”, kể cũng lạ?



……………………….
Sở dĩ tớ trót "bật" lại sách giáo khoa là vì nay lỡ đọc trên báo bài phỏng vấn chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan. Bà nói Việt Nam 9 chục triệu người thì có 11 triệu đang hưởng lương từ ngân sách. Có 30% số công chức làm được việc, 30% cắp ô đi về, 30% vừa cắp ô lại vừa nhũng nhiễu.
Thêm nữa, tớ lại trót lướt qua loạt bài tranh luận khí thế về 60 phút mở của chị Tạ Bích Loan.
Vấn đề một làm liên tưởng tới phẩm chất cần cù, thông minh của người mình trong cách tìm đường vào biên chế. Họ hăm hở chen lấn dẫn đến phình bộ máy có lẽ vì khôn ngoan diễn dịch lại khẩu hiệu Cán bộ là đầy tớ trung thành?. 
Vấn đề hai là khả năng sáng tạo của những người Việt sản xuất chương trình truyền hình kia, vì họ nghĩ ra một diễn đàn khuyến khích đám đông sau khi xem xong phải bức xúc mà văng tục. Mà cứ tình trạng văng tục nhiều, đến lúc nào đó có khi nó lại thành bản sắc.




TP.Nam Định nơi tớ từng lớn lên có một thời gian bị thiên hạ gọi là Nam “Đ…”. Lý do vì mỗi lần giao tiếp, bất kể buồn vui, người bình dân thành phố thường kèm theo tiếng “Đan Mạch” thay cho các từ nối – “Đ mẹ! Tối qua đi tán gái, (Đ!) Tao gặp thằng chó ấy! Nó (Đ!) hỏi tao đi đâu. Hoá ra là anh ruột con ranh. (Đ!) Không nói sớm thì nó chết mẹ với tao rồi! (lại Đ!)…
Và tớ thú nhận là lâu lắm rồi, hôm nay mới thầm văng tục khi đọc hai thông tin trên. Anh Tuấn

http://nld.com.vn/kinh-te/vie-t-nam-tu-t-ha-u-bao-xa-so-vo-i-la-ng-gie-ng-2015083019120312.htm

http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/309270/bo-bien-che-de-giam-ganh-nang-11-trieu-nguoi-an-luong-nha-nuoc.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét