Thứ Hai, 30 tháng 4, 2018

CAM KẾT RỜI ĐẠO?


Vài thông tin loan tải rằng mấy ngày gần đây có hiện tượng tín đồ của một đạo viết cam kết với chính quyền sẽ đoạn tuyệt với giáo phái họ lựa chọn.

Thật ra không khó hiểu. Trong cuộc đời mỗi cá nhân, sự phản bội niềm tin là thường xuyên và hiển nhiên khi cá nhân ấy bước sang một giai đoạn nhận thức mới.



Đơn giản như việc anh coi tổ ấm gia đình là một giá trị, thì vợ anh chính là thượng đế. Nhưng khi anh mê mẩn một bóng hồng khác, vai trò người nắm giữ hạnh phúc của anh chính là kẻ thứ 3 kia.

Hoặc như bà Merkel , cũng là người quay lưng với chính chế độ sinh ra mình trước khi trở thành thủ tướng nước Đức bây giờ.

Hoặc như mấy bác nhà ta sau 1975 lũ lượt vượt biên sang Tư Bản, giờ già mới hối hận với cố hương, thực hiện “quay đầu là bờ”.

Nên, quay trở lại chuyện trên, khi anh hành chính hóa việc rời đạo của mình bằng một cam kết với chính quyền, điều đó phản ánh rất yếu sự thành tâm, tự nguyện. Thay vào đó, câu hỏi về việc có hay không sự ép buộc lại nổi lên như một khối u nhức nhối trong tình hình việc thực thi Hiến pháp còn chưa đồng nhất ở mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi địa phương, mỗi cá nhân.

Cứ xem việc Tết nào toàn dân cũng viết cam kết không đốt pháo sẽ rõ.

Nên chăng, hãy coi tín ngưỡng như kinh tế thị trường. Nếu không vi phạm pháp luật thì kệ nó tự điều chỉnh.  Phát triển hay triệt tiêu là do chính những thành viên thẩm thấu đức tin đó quyết định.

Vì, bạn không thể nhận xét, góp ý, bình phẩm, can thiệp về thời gian tắm, nếp sinh hoạt của vợ thằng hàng xóm được.

Trần Tuấn


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét