Thứ Ba, 26 tháng 2, 2019

Lịch sử lại gọi tên Việt Nam?


Miền Nam Việt Nam kể từ sau 1954 tới 1975 được nhiều người gọi là chiến trường của hai hệ tư tưởng. Cuộc so tài giữa đôi bên đó, cũng theo họ, đã tiễn hàng trăm ngàn sinh mạng tới miền cực lạc hoặc lên thiên đường.



Tới 2019, tức 44 mùa xuân sau thời điểm phe tư bản thoái lui, tới lượt Miền Bắc Việt Nam trở thành nơi diễn ra cuộc đối mặt giữa hai thế lực sở hữu công nghệ vũ khí hạt nhân chính thức và phi chính thức, từng tuyên bố hàm ý hủy diệt đối phương lẫn bạn thân của đối phương.

Hai đại diện của những thế lực ấy, một từ Đồng Đăng tiến ra Hà Nội, một từ Nội Bài vào Thủ Đô. Mỗi chú đi từ mỗi hướng cùng tùy tùng hùng hậu với các trang thiết bị tối tân.

Sự nóng rừng rực của cuộc giáp mặt đó không khó để nhận ra. Thậm chí  mức độ quan tâm của giới truyền thông tới đám vệ sĩ của “trùm tư bản” hay cái ló người qua cửa kính chống đạn của hậu duệ “khai quốc công thần Nam Triều tiên đời thứ 3” lúc đi giữa nước Việt đầy thanh bình và thân thiện... cho thấy thủ lĩnh của mỗi bên được bảo vệ cẩn mật vì sự sống của hành tinh ra sao.

Nhưng dường như ngoài sự hồi hộp trong nước thì thế giới chả qua tâm đến những chuyện lẻ mẻ trên.  Họ có lẽ chỉ đặt mối quan tâm rằng kết cục cuộc “so găng quan điểm” sẽ ra sao? Hà Nội có được lịch sử ghi nhận là nơi đặt dấu ấn “Giải giáp vũ khí tư tưởng” của một bên hay không?

Và tôi, với tư duy của một người trong dân tộc yêu chuộng hòa bình, đương nhiên không muốn đất Thăng Long trở thành địa điểm đánh dấu một cuộc chiến ý thức hệ khốc liệt sau một tuần tới đây, nếu cái bắt tay nhau không ưng ý....

Anh Tuấn



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét