Ở tuổi lên 6, hiệu quả ghép vần là quan trọng hơn cả. Cái tài, đồng thời là sứ mệnh của giáo viên chính là kỹ năng mở rộng bài học ở trên lớp.
Tôi không biết các bậc phụ huynh đang phản ứng kịch liệt với nhóm tác giả sách Tiếng Việt lớp 1 kia đòi hỏi gì ở lứa tuổi măng non. Với tôi, chuyện các bé nhanh biết đọc, viết là ưu tiên hàng đầu. Vấn đề đạo đức, lối sống, lòng trung thực, tính khiêm tốn… ở tuổi này phần nhiều phụ thuộc vào gia đình nơi chúng được nuôi dưỡng, khu vực nơi chúng lớn lên.
Ở cuốn sách giáo khoa đang gây tranh cãi kia, nhược
điểm lớn nhất mà nó mang việc các tác giả sách đã xào xáo lại những tác phẩm nước
ngoài một cách khiên cưỡng. Còn thì tập sách cho trẻ vỡ lòng đó đáp ứng được nhiệm
vụ giúp trẻ nhanh chóng ghép vần, bước đầu tiếp cận với những từ láy, vốn là một
đặc điểm của ngôn ngữ mang nhiều vần điệu của tiếng Việt.
Cùng với đó, một lý giải rất có lý của nhóm tác giả,
là bên cạnh nội dung ngắn gọn của bài đọc, giáo viên chính là người đóng vai trò
hướng dẫn, định hướng cho học sinh…
Vậy thì cớ gì các phụ huynh chỉ nhìn vào những dòng
chữ trên mặt giấy mà vội vàng phán xét?.
Không lẽ những thầy cô bị loại khỏi vị trí “người
đưa đò” để trở thành những cái máy dạy học sinh?. Họ lẽ nào không lưu ý các bé
thêm về những hành động khó hiểu của con cò hay con ngựa trong sách giáo khoa?.
Họ lẽ nào không gợi ra để các bé biết phía sau các mẩu chuyện rút gọn đó còn
mênh mông bao sự thú vị?...
Cái tài, đồng thời là sứ mệnh của giáo viên chính là
kỹ năng mở rộng bài học ở trên lớp như vậy.
Hiện không có số liệu thống kê tình trạng vô tâm với
cha mẹ, thiếu tử tế với bạn bè, phản bội các giá trị xã hội của các thế hệ học
sinh qua các thời kỳ cải cách giáo dục. Do vậy, không thể khẳng định những hệ lụy
vừa kể có sự khác nhau trong cách tiếp cận chương trình lớp 1.
Tuy nhiên, tỉ lệ người biết đọc, viết và không tái
mù chữ ngày càng được cải thiện qua các năm.
Và tôi cho rằng, những ai đứng dưới góc nhìn giáo dục
phẩm chất trẻ nhưng lại dùng ngôn ngữ đầy nặng nề và xúc phạm… thì có lẽ họ
đang mâu thuẫn với chính phát ngôn của họ.
Một cách gián tiếp, họ đang đồng ý rằng những cảm
xúc thiếu kiềm chế ngày hôm nay của họ không có nguyên nhân từ việc ngày xưa họ
tiếp cận những con chữ đầu đời như thế nào.
Đương nhiên, nếu sách có sạn và gạt sạn từ ngay khi
nó còn thai nghén thì tốt quá. Tuy nhiên, nếu nó chỉ được có thế thì không nên
vì cái đạo đức của nhóm người trưởng thành mà hè nhau sỉ nhục những người soạn
sách cho trẻ.
Những người soạn sách ấy, theo tôi, chỉ vì mục tiêu
ưu tiên là trẻ nhanh nắm bắt quy luật chính tả. Các định hướng làm công dân tốt
khác, xin hãy san sẻ cho hệ thống các môn học từ phổ thông tới đại học, gia
đình, địa phương và “trường đời”.
Anh
Tuấn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét