“… Chẳng cần màn dạo đầu hôn hít. Khánh Dư bốc váy áo của Thiên Thụy. Và ngược lại những ngón tay của công chúa vội vàng cởi chiếc quần đi ngựa của Khánh Dư. Khi thân thể cả hai đã được bóc trần, Khánh Dư luồn tay dưới cặp mông mẩy và cong của công chúa nhấc lên ngang với chiếc “cần câu” dài và thẳng đứng của mình.
Rồi chẳng cần giường chiếu, với sức khỏe của một võ tướng đang ở tuổi sung mãn nhất Khánh Dư lúc đẩy mông Thái Thụy ra, lúc dập mông công chúa vào tạo nên một nhịp điệu đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả. Công chúa Thái Thụy rú lên sung sướng theo nhịp đôi đơn giản đó…”…
Trên đây là nội dung một trang trong tác phẩm “Chim ưng và chàng đan sọt”. Theo đó, tiểu thuyết lịch sử nói về thời kỳ chống Nguyên Mông này do Nhà xuất bản Hội Nhà Văn đỡ đầu, xuất bản năm 2016, và nó đoạt giải C hạng mục sách hay năm 2018.
Trần Khánh Dư là danh tướng có thật, một người góp phần chém nát sự oai phong của đế quốc mạnh nhất thế giới thời kỳ ấy: Nguyên Mông! Vậy, nghệ thuật nói chung, nền văn học nói riêng, tiểu thuyết lịch sử nói riêng nữa, tác phẩm đơn thuần giải trí “nói riêng phẩy” … có quyền xuyên tạc, vu khống một cá nhân?
Nếu cá nhân ấy là nhân vật đương đại, họ có thể khởi kiện tác giả và những người bịa đặt câu chuyện của họ ra tòa vì xúc phạm đời tư, nhân phẩm, danh dự?...
Nội dung trên tôi viết hồi năm 2018, khi “Chim ưng và chàng đan sọt” được vinh danh, nay lục lại sau khi lọ mọ tới rạp xem phim “Đất rừng phương Nam” bản chưa sửa Thiên Địa hội thành Chính nghĩa hội.
Và thấy, cho dù là một sản phẩm giải trí thì cũng vẽ ra khung cảnh kháng thực dân tại phương Nam giai đoạn đầu thế kỷ 20. Ở đó, quân Pháp có thực, Thiên Địa hội có thực, Nghĩa Hòa đoàn có thực. Và giai đoạn lịch sử 1858 – 1954 được sử sách ghi lại chứ không truyền miệng, rỉ tai như cổ tích Thánh Gióng, Thạch Sanh.
Xem xong, thấy Cục điện ảnh phản hồi những tranh cãi kịch liệt về phim mấy nay chưa ổn. Điều “chưa ổn” này cũng đang tạo thêm một đợt sóng tranh cãi khác. Nên nói gì thì nói, bóng ma “sáng đúng, chiều sai, mai lại đúng” dường như đang lăm le phủ xuống các phát ngôn trước, trong và sau câu chuyện của cục này.
Chiều nay ngồi học, nghe câu nói rất hay của giảng viên: Nghệ thuật không có biên giới nhưng chủ nhân của tác phẩm nghệ thuật phải là người có tổ quốc!.
Tuấn Anh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét