Năm 1994, Việt Nam mình thình lình cấm nhà nhà
đốt pháo nổ, Cặp câu đối siêu tuyệt trong dân gian “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối
đỏ - Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh” đột nhiên trở nên siêu vô duyên.
Và cũng từ thời điểm ấy, tớ thấy ý nghĩa của
ngày Tết Nguyên Đán đã dần chuyển màu.
Nếu như trước đó,
trong các ngày từ mùng 1 đến 3 tháng Giêng, hễ có khách đến nhà thì gia chủ
thường hân hoan chào đón bằng một lần đốt pháo, vừa để thể hiện sự chào đón trọng
thị, vừa ngầm tự hào rằng nhà ta có thêm khách quý, và khách đến cũng cực
kỳ vinh dự…. Thì ngày Tết bây giờ, việc ai đó đến và đi diễn ra âm thầm, có
phần kín đáo.
Màu tươi rói của hân hoan đang chuyển dần sang
màu u ám của thực hiện nghĩa vụ không thành văn?
Đến cuối năm 2016, Ban Bí thư yêu cầu các địa
phương không bắn pháo hoa dịp chào đón năm mới. Nghĩa là Tân xuân với những
khởi sự hào hùng dù chưa đến đã đối diện nguy cơ chịu cảnh giác bẽ bàng. “Đến, đi là chuyện bình
thường – Thường hơn cả việc lên giường
(gọi) vợ ơi!”
Đồng ý rằng đây là một động thái góp phần chia
sẻ những thiệt thòi của đồng bào miền Trung mất Tết vì mưa lũ. Thế nhưng, đặt
ngược lại vấn đề rằng, họ đã thiếu thốn về vật chất, sao lại tiếp tục tước đi quyền
được ngắm biểu tượng đón chào năm mới hứa hẹn nhiều sung túc, ấm êm của họ?
Chưa nói, kinh phí bắn pháo hoa là triệu tập
từ nguồn Xã hội hóa, không phải lấy từ ngân sách
Nghĩa là trên màn hình Tivi đêm giao thừa,
người dân cả nước chỉ có thể nhận biết thời khắc chuyển giao của mùa xuân thông
qua chiếc đồng hồ? Và tiếp đó là lời chúc tụng thay pháp nổ của các đấng quan
chức phát đi thông điệp năm mới trong
phòng có máy điều hòa?
Thế là Tết đang trên hành trình trở thành
những ngày nghỉ dài, nhạt nhòa và nhàm chán. Từ nay điệp khúc “Xuân này y hệt xuân qua” có lẽ trở thành “Tết ca”!
Mẹ già chớ mong, con có điện thoại rồi!
Anh Tuấn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét