À
KHÔNG!...TRUYỆN TẤM CÁM
Tôi
cứ nghĩ mãi tới hình ảnh người mẹ già nua ngồi nhâm nhi thịt con gái mình mà hí
hửng tưởng đó là lộc vua (hoàng hậu) ban.
Loa! Loa! Loa!.... Gần đây xôn xao trên báo mạng câu
chuyện cổ tích cả ngàn năm nay. Tấm và Cám bỗng nhiên hot trở lại không phải bằng
đồn đại dân gian mà bằng những ý châu lời ngọc của những bậc thức giả muốn hoặc
không muốn Tấm ở phe bên mình.
Bài viết gần nhất kẻ này thưởng thức là của tác giả
Ngô Viết Hoàn (Đại học sư phạm Hà Nội) Trên Vietnamnet. Dẫu là một cá nhân song
anh (chị) Hoàn sử dụng danh xưng “chúng tôi”
có lẽ để phần lý luận thêm nặng ký: “Chúng tôi cho rằng, những người có
những băn khoăn hay phán xét cái kết này dường như chưa hề tìm hiểu về tác phẩm
văn học dân gian dựa trên thi pháp đặc trưng của thể loại này.”
Không cần nói tới động tác “chụp mũ” một cách rất ác
ôn mà hãy bàn về lý lẽ của tác giả này nói riêng, của những vị quyết liệt lôi xềnh
xệch hình tượng Tấm về phe mình nói chung.
Chung quy lại, phía sùng bái bản tính đại diện cho
cái Thiện của Tấm quả quyết rằng “Cô Tấm đại diện cho cái thiện, và
suy nghĩ của dân gian cũng muốn chuyển tải mong muốn cái Thiện sẽ diệt trừ tận
gốc cái Ác.” Còn bên phía “Phản động” lại khăng
khăng “Tấm là một điển hình
cho cách ứng xử của Gia Long Nguyễn Ánh”, nghĩa là cũng
phun thuốc diệt cỏ xuống những mầm mống có thể gây hại cho mình.
Lý lẽ để phe “Hiểu biết” (cứ tạm gọi như thế) lấy
làm bàn đạp là phe “Dốt nát” (cứ tạm gọi như thế) đã “...chưa
hề tìm hiểu về tác phẩm văn học dân gian dựa trên thi pháp đặc trưng của thể loại
này.”... Hay quá! Không hiểu vị nào đầu tiên đã
dám hùng hổ tự nhận là đại diện cho tiếng nói của mấy chục thế hệ dân gian để
khắng định “ý tứ các cụ xưa là thế!”? Hay đó là sản phẩm của lối suy diễn văn học
thời XHCN – Cái thời Phan Khôi, Phùng Quán, Trần Dần, Hoàng Cầm cùng bao nhiêu
tên tuổi sáng chói khác phải chịu vòng lao lý vì tư tưởng không chính đáng?
Thêm một căn cứ nho nhỏ để phía “Hiểu biết” khẳng định
lối diễn giải của mình là cách đặt tên Tấm và Cám trong câu truyện. Thì đúng là
trong quy trình sản xuất từ lúa, thóc ra hạt gạo dẻo thơm luôn có 2 thứ phụ phẩm
theo kèm là cám và tấm. Cám thỉ chỉ lót ổ cho gà hoặc vun vào bếp lửa cho đượm
gio. Còn tấm thì có thể miễn cưỡng mà nấu cháo hoặc cơm hẩm nuôi ấm dạ dày. Tuy
nhiên, nếu người xưa quả thực muốn tôn vinh cô nàng Tấm đại diện cho nết chăm
chỉ cùng tính “thiện” thì không đời nào lại đem ví thân phận ấy với thứ thải ra
từ việc giã gạo cả.
Theo “Dốt nát” thì đúng là qua những câu chuyện cổ
tích mới thấy người xưa ác thật! Người anh bỏ mình nơi biển khơi vì tư tưởng
làm giàu chính đáng (Truyện Cây khế), Số phận tang thương của mẹ con Lý Thông bởi
quy luật tâm lý “mẹ ghẻ con chồng” (Truyện Thạch Sanh - dẫu rằng chàng Thạch
Sanh đã cao thượng tha thứ), cái kết thúc hãi hùng và sặc mùi tanh máu của mẹ
con Cám (Truyện Tấm Cám),....Vậy thì, suy nghĩ tàn độc này có lẽ ảnh hưởng bởi
lối hành xử của những ác tướng danh tiếng bên Tàu như: Bạch Khởi, Tần Thủy
Hoàng, Tào Tháo,.... chăng?
Nó khác xa phương pháp ứng xử với cái ác của cô gái
quê lọ lem (Truyện Cô gái lọ lem), của nàng Sheherazade (trong Ngàn lẻ một
đêm), của sự sẵn sàng hi sinh vì người yêu của nàng công chúa nơi thủy cung
(Truyện Nàng tiên cá),...
Tôi thì không tin người Việt Nam có cách phản ứng
sòng phẳng và tàn nhẫn như vậy dẫu đó chỉ là những tư tưởng gửi gắm vào trong
những câu chuyện cổ tích.
Thế thì phải tìm một lối lý giải khác ...
Nền văn minh lúa nước khiến người Việt Nam có đời sống
cộng đồng gắn bó chặt chẽ. Từ đó mới sinh ra câu thành ngữ “Thương
người như thể thương thân”, “Tối lửa tắt đèn có nhau”, “Chị ngã em nâng”,...
Mặt khác, sự kết hợp giữa Phật, Nho, Lão cùng những
bài học từ cuộc sống khiến người xưa đúc rút quy luật của
“Ác giả ác báo”, “Gieo nhân nào gặt quả ấy”, “Gieo gió gặt bão”,....
Đồng thời với đó là sự cảnh tỉnh con người phải biết
cảnh giác khi cái ác nhân danh cái thiện “Mặt ngoài thơn thớt
nói cười – Mà trong nham hiểm giết người không dao”, “Miệng Nam mô, bụng một bồ
dao găm”,...
Cái thằng tôi thiên về chủ thuyết nghi ngờ với mong
muốn .... khẳng định sự sâu sắc trong các bài học của cha ông thông qua những
câu chuyện dân gian bởi những lý do nho nhỏ dưới này:
Lũ nhóc con (một thời có tôi sung vào hàng ngũ đó)
tuổi từ 5 tới 14 chính là đối tượng hướng tới của các câu chuyện cổ tích, chuyện
thần thoại, truyền thuyết,... Độ tuổi này cũng là độ tuổi diễn ra quá trình Xã
hội hóa sâu sắc nhất. Tức là về cơ bản, chúng đã xác lập được nền tảng lý tưởng
và manh nha những kỹ năng ứng xử với cuộc sống sau này của chúng.
Thế thì không có cớ gì khiến các bậc trưởng thượng lại
chủ ý làm “suy thoái giống nòi” bằng cách nhồi vào đầu con trẻ sự khát máu tanh
tưởi của loài động vật, nợ máu trả máu, máu trả gấp đôi,... cả.
Các cụ cũng không khuyến khích sự ngô nghê khù khờ
được ngụy biện bằng mỹ từ “ăn hiền ở lành” để trông chờ vào sự may rủi của số
phận. Trong trường hợp Tấm Cám, phải nói trắng ra là Tấm không có kỹ năng sống,
thua đứt sự hiểu biết và linh hoạt vận dụng cơ hội của mẹ con Cám.
Trong diễn tiến của câu chuyện, Tấm tỏ ra hiền lành
như cục đất trước khi thực hiện một triết lý “Quân tử trả thù mười năm chưa muộn” bằng việc lừa luộc chín Cám và dụ dỗ mẹ kế ăn
thịt con đẻ của mình. Dù rằng trước đó Tấm đã nung nấu ý đồ phục hận qua lời
hăm dọa của thứ chim đẹp đẽ Vàng Anh:
“Giặt
áo chồng tao
Thì
giặt cho sạch
Phơi
áo chồng tao
Thì
phơi bằng sào
Chớ
phơi bờ rào
Rách
áo chồng tao”
Rồi tiếng kẹo kẹt của khung cửi – biểu tượng cho
công cụ lao động của người phụ nữ hiền thục thời bấy giờ:
“Kẽo
cà kẽo kẹt
Dám
tranh chồng chị
Chị
khoét mắt ra”
Cả cuộc đời Tấm cho tới khi lấy được Hoàng tử là một
sự ngu ngốc, hậm hực và ăn may (gặp Bụt). Ai thử trả lời xem: Ông cha xưa có
khi nào ý định truyền lại kinh nghiệm “Há miệng chờ sung” cho con cháu không?
Coi cuộc đời giống như một cuộc đỏ đen vậy không? Để dạy rằng: Đừng mưu mẹo gì
cả, hãy cứ cam chịu thiệt thòi, áp bức. Rồi sẽ có ngày trúng xổ số?
Theo tôi thì không! Mà là các cụ dạy một bài học
thâm thúy hơn nhiều: Hãy cảnh giác với những cái ác nhân danh lương thiện!
Mà cái ác thì ghê gớm lắm, cái ác sau cùng lại càng
khủng khiếp hơn. Cứ soi từ câu chuyện này là biết: Dẫu có mười lần thủ đoạn của
mẹ con Cám cũng chẳng bằng một bận xuống tay của người đẹp mang tên Tấm
Tóm lại, không biết có phải do định hướng của các bố
ngành giáo dục nhà ta, nhất định xếp Tấm vào phe “Ở hiền gặp lành” không? Và nó
có liên quan gì tới hiện tượng một bộ phận giới trẻ ngày nay thực hiện nhiều vụ
khát máu tanh tưởi theo phương châm “Vay 1 trả 10” không?!.... Va chạm xe cộ nhẹ
nhàng cũng giải quyết cùng dao kiếm, bị phụ tình tí ti cũng sẵn sàng nói chuyện
bằng Axit, xúc phạm nho nhỏ trong bữa nhậu thì coi chừng moi tim nhau ra làm mồi
nhắm,....
Ấy là chưa kể những vụ lớn hơn. Chẳng biết người dân
Tây Nguyên ăn ở thế nào mà đang công kênh đội ở trên đầu một cô nàng mang tên
Bô xít? V...v...
Trần
Anh Tuấn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét