Thứ Sáu, 3 tháng 5, 2019

Khi 'phê ma túy' bị đá khỏi danh mục Bệnh tâm thần


Từ “Nàng tiên nâu”, tức thuốc phiện những năm 1990 đổ về trước;  “cái chết trắng”, heroin thời điểm 2000; tới “ngáo”, tức thành con quỷ bị ma túy chi phối... có lẽ không nên gọi những giai đoạn ấy theo chu trình thời gian, càng không nên đặt tên là chu trình ăn chơi và tuyệt đối không thể đổ thừa đấy là chu trình tinh vi hóa thuốc độc.
Nhưng nếu gọi đó là quá trình hội nhập giữa hai thế giới Thiện - Ác có lẽ đúng.



Tại Việt Nam gần đây, những vụ ma túy gây ảo giác khiến người dùng nó có những hoạt động gây tổn thương cho xã hội không phải hiếm. Nổi tiếng nhất là anh ca sĩ Châu Việt Cường sau khi say đắm hàng đá đã hăm hở “trừ tà” bằng việc nhét dị vật vào miệng bạn gái khiến cô nàng chết tức tưởi vì tỏi. Mới toanh  là chú Trương Tín, trong cơn phê pha đã chấm dứt cuộc sống 3 người thân bởi lý tưởng “làm trong lành xã hội”.
Nghĩa là họ thực hiện tội ác trong lúc nghĩ bản thân mình đang làm điều tốt, đúng đạo lý! Và ma túy, đương nhiên đóng vai trò thứ gây nhập nhèm ranh giới giữa người hùng và quỷ sứ trong não họ.
Lẫn lộn vậy, tuy nhiên, mấy chàng nàng phê ma túy không được pháp luật ưu ái coi đó là trạng thái của bệnh tâm thần! Nghĩa rằng khi tỉnh táo trở lại, họ vẫn chịu trách nhiệm hình sự do hành vi mình gây ra trong lúc “ngáo”, thậm chí nặng hơn bọn uống nước lã, hít khí ô xi trong lành rồi tắm máu người.
Thế nếu luật pháp coi những người anh em nô lệ của ảo giác ấy là “tâm thần” rồi bất lực trong xử lý thì sao? Có lẽ khi ấy hai phẩm chất Ác-Thiện không cần hội nhập nữa mà thành tình nhân chung giường cha nó rồi.
Vậy giải pháp nào cho những đấng phê ma túy, luôn đắm chìm trong ảo giác?
Trong lúc trại tâm thần từ chối, nhà tù thì chật, nạn nhân tiềm năng trong xã hội lại đông... có lẽ mượn tạm kinh nghiệm của của bác Duterte xứ Philippines là một đáp án không tệ trong trước mắt.

Tuấn Trần


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét